Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Title

LỄ RA MẮT HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN  BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM

DescriptionNews

LỄ RA MẮT HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN
BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM

ContentNews

LỄ RA MẮT HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN

BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM

         

          Sáng 18 tháng 6 năm 2015 tại trụ sở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã diễn ra Lễ ra mắt Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam. Tới dự Lễ ra mắt có đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam,

Đến dự lễ ra mắt còn có đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương, các bộ, ngành và các viện nghiên cứu, các trường đại học. Đặc biệt, có sự tham gia đầy đủ của các đồng chí thành viên Hội đồng Chỉ đạo.

          Ngày 28 tháng 7 năm 2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1262/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam. Bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam được phê duyệt gồm 35 quyển, bao gồm đầy đủ các ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ và kỹ thuật, khoa học quốc phòng, ngoại giao, an ninh…

Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam

          Để tổ chức biên soạn bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam, ngày 15 tháng 2 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 238/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam gồm 16 thành viên và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam giữ chức Chủ tịch Hội đồng.

Phó Thủ tướng Vỹ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo

biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam tại Lễ ra mắt của Hội đồng

 

          Tại Lễ ra mắt Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam đã nhấn mạnh, sở dĩ các nước phát triển đều coi trọng việc biên soạn Bách khoa toàn thư vì đây là “sách của mọi loại sách”, là “trường đại học không có tường bao”. Việt Nam là một nước văn hiến, có một nền văn hoá văn minh phong phú lâu đời với bản sắc riêng của mình và đang trong quá trình đổi mới công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Việt Nam cần, có thể và phải sớm biên soạn một bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam tổng hợp cỡ lớn cho nước mình. Bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam nhằm mục đích giới thiệu một cách toàn diện, có hệ thống, chuẩn xác những tri thức cơ bản nhất về đất nước, con người, lịch sử xã hội, văn hoá khoa học công nghệ Việt Nam xưa và nay; giới thiệu những tri thức văn hoá, khoa học kỹ thuật của thế giới, chú trọng những tri thức cần cho độc giả Việt Nam.

          Đồng chí Vũ Đức Đam khẳng định, với sự cố gắng, với tinh thần trách nhiệm cao nhất, Hội đồng và các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực, các ngành khoa học nước nhà sẽ hoàn thành tốt trọng trách mà Chính phủ giao phó.

          Tại Lễ ra mắt Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam đã lược qua về tình hình biên soạn bách khoa toàn thư trên thế giới và ở Việt Nam ta,  giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh, trước khi bắt tay vào một công việc trọng đại.

          GS Nguyễn Xuân Thắng đã nêu ra phương châm biên soạn bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam.  Đó là, Hội đồng sẽ quát triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong biên soạn, kiên trì chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong việc sưu tầm, lựa chọn đánh giá các sự kiện và tư liệu. Tôn trọng phương châm dân chủ trong khoa học, có thái độ khách quan khi giới thiệu các tri thức văn hóa, khoa học. Đối với những vấn đề học thuật còn chưa nhất trí về mặt quan điểm, cần phản ánh đầy đủ, khách quan các học thuyết khác nhau. Bách khoa toàn thư Việt Nam phải mang đặc điểm và sắc thái Việt Nam, chú trọng giới thiệu đậm nét các di sản lịch sử văn hóa, các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ và mọi mặt hoạt động chính trị, kinh tế của đất nước ta. 

          Bách khoa toàn thư cũng giới thiệu thỏa đáng các tri thức văn hóa khoa học, kỹ thuật của thế giới, chú trọng những tri thức hiện đại cần cho độc giả Việt Nam, không phân biệt nước lớn, nước bé, không phân biệt thể chế chính trị. Tư liệu sử dụng phải chính xác, tin cậy, có cơ sở khoa học. Mọi sự kiện, số liệu phải được kiểm tra nghiêm chỉnh, có xuất xứ rõ ràng. Những nhân vật lịch sử đương đại, Việt Nam hay nước ngoài, ảnh hưởng đến lịch sử, có những thành tựu về học thuật đều được giới thiệu thỏa đáng không câu nệ đến địa vị, quan điểm chính trị. 

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phát biểu tại Lễ ra mắt Hội đồng

 

          Để làm được khối lượng khổng lồ như vậy, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cho biết cần phải thành lập 35 Ban biên soạn chuyên ngành. Dự kiến có khoảng 2.000 nhà khoa học thuộc tất cả các ngành khoa học nước nhà sẽ tham gia vào các Ban biên soạn chuyên ngành. Tuy nhiên, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng cũng khẳng định: “Việc biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam chủ yếu dựa vào đông đảo các nhà khoa học và chuyên gia, các học giả trong cả nước. Trong trường hợp cần thiết có thể mời cả các nhà khoa học người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài tham gia biên soạn mục từ”.

          Sau Lễ ra mắt, dưới sự chủ trì của đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng, Hội đồng  Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam đã họp phiên đầu tiên.

          Chủ trì phiên họp thứ nhất Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng, nhấn mạnh bộ sách phải thể hiện những tri thức về đất nước, dân tộc và con người Việt Nam với truyền thống văn hiến mấy nghìn năm.

          Đề cập đến các bộ bách khoa toàn thư đã được biên soạn tại các nước châu Âu, Mỹ cách đây hàng trăm năm cũng như tại Trung Quốc, Nhật Bản từ hàng chục năm trước, Phó Thủ tướng khẳng định: Việt Nam cần, có thể và phải sớm biên soạn một bộ Bách khoa toàn thư tổng hợp cỡ lớn, nhằm giới thiệu một cách toàn diện, có hệ thống, chuẩn xác những tri thức cơ bản nhất về đất nước, con người, lịch sử xã hội, văn hóa, khoa học công nghệ của Việt Nam và thế giới từ xưa đến nay…

 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng

chủ trì Phiên họp đầu tiên của Hội đồng

 

          Phó Thủ tướng yêu cầu: Làm sao để bộ sách phải là tri thức cơ bản về Việt Nam, đặc biệt là tri thức ứng dụng cho đất nước, đúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, với các tiêu chí là dân tộc, khoa học, hiện đại, hệ thống và đại chúng. Bộ sách không chỉ làm cho các nhà khoa học, mà làm cho toàn dân với những tri thức cơ bản, nhưng cũng không được để các nhà khoa học chuyên sâu không hài lòng”.

          Phó Thủ tướng so sánh: Bộ Từ điển Bách khoa trước đây chúng ta làm trong 15 năm ra được 4 tập với 40.000 mục từ. Với bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam lần này, chúng ta định làm 35 tập, khoảng 1.000 trang mỗi tập giống như Từ điển Bách khoa trước đây, nhân theo số mục từ, chắc chắn vẫn nhỏ hơn hơn số bài trên Wikipedia. Chúng ta có huy động 2.000 nhà khoa học cho Bách khoa toàn thư thì cũng sẽ ít hơn số lượng gần nửa triệu thành viên tự nguyện tham gia thực hiện bộ Bách khoa mở hiện nay của Việt Nam. Vì vậy, Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam cần phải huy động, kết nối với những người hiện nay đang tình nguyện biên soạn từ điển trên mạng, mà trong đó cũng có rất nhiều người là nhà khoa học, nhà quản lý.

 

Phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam

 

          Đây là công việc khó khăn nhưng chắc chắn chúng ta làm được. Nếu chúng ta làm đúng và làm tốt, thì đây là vinh dự vô cùng lớn đối với tất cả những thành viên tham gia việc biên soạn. Nhưng nếu chúng ta làm không đúng và không tốt thì trách nhiệm không chỉ với con cháu, lịch sử, mà ngay cả bản thân mình nữa, cũng sẽ vô cùng nặng nề.

          Hội đồng Biên soạn sẽ họp phân công trách nhiệm rất rõ của mỗi người đảm nhận từng lĩnh vực và đây là cơ sở để quy tụ các nhà khoa học khác theo các nhóm vấn đề và các chuyên ngành khoa học.

          Mỗi nhà khoa học có thể đảm nhận một vài mục từ, để đảm bảo tính chất cơ bản, cốt lõi, sâu sắc của những điều được nêu ở trong Bách khoa toàn thư, tránh dàn trải.

          Tại phiên họp thứ nhất, Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam đã thảo luận việc xây dựng "Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam", bàn về kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm 2015 và công việc của các giai đoạn tiếp theo.

Video lễ ra mắt Hội đồng chỉ đạo Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam

Đinh Ngọc Vượng

Clip lễ ra mắt 

CreatedDate

6/19/2015

ImageNews

ShowImage

No

ShowDescription

No

SourceNews

 

AuthorNews

 

FocusNews

No

OldID

 

EventNews

 

ReadCount

 

SuKien

 
Approval Status Approved
 

Attachments

Content Type: News Item
Created at 6/19/2015 7:52 PM by Bach Khoa Toan Thu
Last modified at 6/26/2015 3:46 PM by Bach Khoa Toan Thu