Sau khi đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" lịch sử ngày 2/9/1945 khai sinh nước Việt nam dân chủ cộng hòa, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 3/9/1945 Hồ Chủ Tịch đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ; một trong những nhiệm vụ cấp bách đó là xây dựng Hiến pháp. Về vấn đề Hiến pháp, Người viết: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ"[1].
Ngày 20/9/1945, Chính phủ lâm thời ra Sắc lệnh thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 người, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Tháng 11/1945, Ban dự thảo đã hoàn thành công việc và bản dự thảo được công bố cho toàn dân thảo luận. Hàng triệu người Việt Nam hăng hái tham gia đóng góp ý kiến cho bản dự thảo Hiến pháp chứa đựng mơ ước bao đời của họ về độc lập và tự do. Ngày 9/11/1946, sau hơn mười ngày làm việc khẩn trương, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Ngày 19/12/1946, mười ngày sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Do hoàn cảnh cảnh chiến tranh mà Hiến pháp 1946 không được chính thức công bố, việc tổ chức tổng tuyển cử bầu nghị viện nhân dân không có điều kiện thực hiện. Tuy nhiên, Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Ban thường vụ Quốc hội luôn luôn dựa vào tinh thần và nội dung của Hiến pháp 1946 để điều hành mọi hoạt động của nhà nước.
Xây dựng trên nguyên tắc đoàn kết toàn dân, Điều 1 của Hiến pháp viết: "Nước Việt nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo". Tuân thủ nguyên tắc "đảm bảo các quyền tự do dân chủ", Hiến pháp 1946 rất chú trọng đến chế định công dân. Điều đó thể hiện ở chỗ Hiến pháp có 7 chương thì Chương II dành cho chế định công dân. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, nhân dân Việt nam được đảm bảo các quyền tự do, dân chủ. Điều 10 Hiến pháp quy định: "Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài". Theo quy định của Hiến pháp, Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu Nhà nước, vừa là người đứng đầu Chính phủ. Mặt khác, Chủ tịch nước có quyền phủ quyết. Quyền đó thể hiện ở Điều 31 và 54. Điều 31 Hiến pháp quy định: "Những luật đã được Nghị viện biểu quyết, Chủ tịch nước phải ban bố chậm nhất là mười hôm sau khi nhận được thông tư. Nhưng trong thời hạn ấy, Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại, nếu vẫn được Nghị viện ưng chuẩn thì bắt buộc Chủ tịch phải ban bố". Còn ở Điều 54, Hiến pháp quy định: "Trong hạn 24 giờ sau khi Nghị viện biểu quyết không tín nhiệm Nội các thì Chủ tịch nước có quyền đưa vấn đề tín nhiệm ra Nghị viện thảo luận lại". Như vậy, hình thức chính thể của Nhà nước ta theo Hiến pháp 1946 phần nào giống hình thức cộng hòa tổng thống. Nhưng Chủ tịch của nước ta theo Hiến pháp 1946 không phải do cử tri trực tiếp bầu ra mà do Nghị viện nhân dân bầu ra. Mặt khác, Chủ tịch nước chọn Thủ tướng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết. Thủ tướng chọn Bộ trưởng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết. Chính phủ chịu sự kiểm soát của Nghị viện. Bộ trưởng nào không được Nghị viện tín nhiệm thì phải từ chức. Những quy định trên cho ta thấy hình thức chính thể của Nhà nước ta theo Hiến pháp 1946 là hình thức kết hợp giữa cộng hòa tổng thống và cộng hòa nghị viện. Những nét độc đáo của nó còn thể hiện ở chỗ nó không hề giống hoàn toàn hình thức chính thể của những nước cùng có hình thức pha trộn như Pháp, Phần Lan, Bồ Đào Nha...
Qua những nét phân tích ở trên chúng ta thấy rằng, Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp 1946 là một bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kỳ một bản Hiến pháp nào trên thế giới.
Hiến pháp 1946 đã hoàn thành sứ mệnh của nó nhưng so với tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới nó cần được bổ sung và thay đổi. Vì vậy, trong kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa I đã quyết định sửa đổi Hiến pháp 1946 và thành lập Ban dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Ngày 31/12/1959, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp sửa đổi và ngày 1/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp.
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là Nhà nước là cộng hòa dân chủ (Điều 2); Hiến pháp xác định tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân (Điều 4); Quy định Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan nhà nước khác thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ (Điều 4); Quy định nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia rẽ các dân tộc (Điều 3); Quy định các nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Điều 5).
Hiến pháp xác định đường lối kinh tế của Nhà nước ta trong giai đoạn này là biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến. Quy định mục đích cơ bản của chính sách kinh tế của Nhà nước là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân (Điều 9). Theo quy định của Hiến pháp, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội là: Sở hữu nhà nước (tức là của toàn dân); sở hữu của hợp tác xã (tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động); sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà tư sản dân tộc (Điều 11). Hiến pháp cũng xác định kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu của toàn dân giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được nhà nước đảm bảo phát triển ưu tiên. Các hầm mỏ, sông ngòi, những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định của nhà nước đều thuộc sở hữu của toàn dân (Điều 12)…
Theo Hiến pháp, công dân Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây: Các quyền về chính trị và tự do dân chủ như: Quyền bầu cử và ứng cử (Điều 23); quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 22); quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 25); quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên, cơ quan nhà nước. Các quyền về dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội như: Quyền làm việc (Điều 30); quyền nghỉ ngơi (Điều 31); quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động (Điều 32); quyền học tập (Điều 33); quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hóa khác (Điều 34); quyền tự do tín ngưỡng (Điều 26). Các quyền về tự do cá nhân như : Quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 27); không ai có thể bị bắt nếu không có sự quyết định của Tòa án nhân dân hoặc sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân; quyền bất khả xâm phạm về nhà ở; quyền bí mật thư tín; quyền tự do cư trú và tự do đi lại.
Hiến pháp 1959 quy định quyền hạn của Quốc hội một cách cụ thể hơn. Theo Điều 50 của Hiến pháp thì Quốc hội có những quyền hạn sau đây: Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm pháp luật; giám sát việc thi hành Hiến pháp; bầu Chủ tịch và Phó chủ tịch nước; theo đề nghị của Thủ tướng quyết định cử Phó thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ; theo đề nghị của Chủ tịch nước quyết định cử Phó chủ tịch nước và các thành viên khác của Hội đồng quốc phòng; bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; bầu Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; bãi miễn Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Phó thủ tướng và những thành viên khác của Hội đồng quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định kế hoạch kinh tế nhà nước; xét duyệt và phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách của nhà nước; ấn định các thứ thuế. Ngoài ra, Quốc hội còn có những quyền hạn quan trọng khác như: Phê chuẩn việc thành lập và bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, phê chuẩn việc phân vạch địa giới các tỉnh, khu vực, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương; quyết định đặc xá; quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; những quyền hạn cần thiết khác do Quốc hội quy định.
Theo Hiến pháp 1959 Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước không nằm trong thành phần của Chính phủ. Đứng đầu Chính phủ lúc này là Thủ tướng Chính phủ, còn Chủ tịch nước chỉ là người đứng đầu nhà nước về mặt đối nội cũng như đối ngoại. Vì vậy, chế định Chủ tịch nước được quy định thành một chương riêng. Theo Hiến pháp 1959 Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra. Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ 35 tuổi trở lên có quyền ứng cử chức vụ Chủ tịch nước.
So với Hiến pháp 1946, quyền hạn của Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1959 hẹp hơn vì theo Hiến pháp 1946 Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người đứng đầu Chính phủ. Còn theo Hiến pháp 1959, chức năng của người đứng đầu Chính phủ đã chuyển sang cho Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy định tại Điều 71 Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Quy định này thể hiện rõ nguyên tắc quyền lực nhà nước tập trung thống nhất vào Quốc hội - Cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Quy định này cũng cho ta thấy rằng, Hội đồng Chính phủ theo Hiến pháp 1959 được tổ chức hoàn toàn theo mô hình Chính phủ của các nước xã hội chủ nghĩa. Về thành phần của Hội đồng Chính phủ theo quy định tại Điều 72 khác cơ bản so với trước đây là không có Chủ tịch, Phó chủ tịch nước và không có các Thứ trưởng.
Chương VII - Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính địa phương các cấp, bao gồm 14 điều (từ Điều 78 đến Điều 91). Trong chương này Hiến pháp xác định các đơn vị hành chính ở nước ta là: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; xã, thị trấn. Ngoài ra còn có khu tự trị (Tây Bắc và Việt Bắc). Các khu tự trị này tồn tại đến tháng 12/1975.
Theo Hiến pháp 1959, hệ thống tòa án ở nước ta bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dận huyện và Tòa án quân sự. Ngoài ra, trong trường hợp xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt. Hệ thống toà án địa phương được tổ chức theo các đơn vị hành chính lãnh thổ cấp tỉnh, cấp huyện. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vừa xét xử phúc thẩm các bản án do Tòa án huyện xét xử sơ thẩm vừa xét xử sơ thẩm các bản án thuộc thẩm quyền của chúng. Chế độ bổ nhiệm thẩm phán bị bãi bỏ và thực hiện chế độ thẩm phán bầu. Việc xét xử ở các tòa án nhân dân có hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật. Khi xét xử hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán. Theo mô hình tổ chức bộ máy nhà nước của các nước xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp 1959 đã quy định việc thành lập hệ thống viện kiểm sát nhân dân để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân thủ pháp luật và thực hiện quyền công tố. Hệ thống viện kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã và Viện kiểm sát quân sự.
Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc ta. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong phạm vi cả nước. Nước ta đã hoàn toàn độc lập, tự do là điều kiện thuận lợi để thống nhất hai miền Nam - Bắc, đưa cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Quốc hội chung của cả nước đã bắt đầu kỳ họp đầu tiên của mình vào ngày 25/6/1976 và kéo dài đến ngày 3/7/1976. Ngày 2/7/1976 Quốc hội đã thông qua các nghị quyết quan trọng. Quốc hội đã quyết định trong khi chưa có hiến pháp mới, tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta hoạt động dựa trên cơ sở Hiến pháp 1959 của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đồng thời Quốc hội khóa VI đã ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp 1959. Quốc hội khóa VI tại kỳ họp thứ 7 ngày 18/12/1980 đã nhất trí thông qua Hiến pháp.
Chương I của Hiến pháp quy định chế độ chính trị của Nhà nước ta. Chương này có 14 điều (từ Điều 1 đến Điều 14) bao gồm các vấn đề cơ bản sau đây:
- Xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta là nhà nước chuyên chính vô sản. Sứ mệnh lịch sử của Nhà nước là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân tiến hành xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản (Điều 2).
- Khác với Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 quy định các quyền dân tộc cơ bản bao gồm 4 yếu tố: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Đây là một phạm trù pháp luật quốc tế do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng dựa trên những khái niệm chung về quyền tự nhiên của con người. Phạm trù quyền dân tộc cơ bản được thế giới thừa nhận một cách rộng rãi và trở thành một trong những phạm trù quan trọng của luật quốc tế hiện đại, một đóng góp lớn của Việt Nam vào sự nghiệp bảo vệ các quyền cơ bản của các dân tộc.
- Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp 1980 thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nước và xã hội vào một điều của Hiến pháp (Điều 4).
- Với Hiến pháp 1980, quan điểm về quyền làm chủ tập thể của Đảng ta đã được thể chế hóa (tại Điều 3 Hiến pháp).
Theo Hiến pháp 1959, đất đai có thể thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, còn Hiến pháp 1980 quốc hữu hóa toàn bộ đất đai (Điều 19). Điều 18 Hiến pháp 1980 quy định Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: Thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
Chương V - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bao gồm 32 Điều (từ Điều 53 đến Điều 81). Kế tục và phát triển Hiến pháp 1946, 1959, Hiến pháp 1980 một mặt ghi nhận quyền và nghĩa vụ của công dân đã quy định trong hai hiến pháp trước, mặt khác xác định thêm một số quyền và nghĩa vụ mới phù hợp với giai đoạn mới của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Mặc dù có những hạn chế nói trên, song chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1980 vẫn là một bước phát triển mới, phong phú hơn, cụ thể hơn, rõ nét hơn.
Hiến pháp 1980 xác định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hóa - xã hội, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, Quốc hội thành lập các cơ quan nhà nước tối cao như bầu ra chủ tịch, các phó chủ tịch Hội đồng nhà nước, chủ tịch, các phó chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước... (Điều 82, Điều 83). Như vậy về cơ bản, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội không thay đổi, nhưng cơ cấu tổ chức của Quốc hội có sự thay đổi lớn. Nếu theo Hiến pháp 1959 cơ quan thường trực của Quốc hội là ủy ban thường vụ Quốc hội thì theo Hiến pháp 1980 cơ quan thường trực của Quốc hội là Hội đồng nhà nước. Nhưng Hội đồng nhà nước theo Hiến pháp 1980 còn là chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo Hiến pháp 1959, khi Quốc hội họp thì bầu Chủ tịch đoàn để điều khiển cuộc họp (Điều 47). Còn theo Hiến pháp 1980 thì Quốc hội bầu ra chủ tịch và các phó chủ tịch Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm việc thi hành nội quy của Quốc hội, giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội, điều hòa phối hợp hoạt động giữa các ủy ban của Quốc hội, chứng thực luật và nghị quyết đã được Quốc hội thông qua; thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội.
Theo quy định tại Điều 104 của Hiến pháp, Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vị trí như Hội đồng Chính phủ trong Hiến pháp 1959. Tuy nhiên, Hội đồng bộ trưởng về tính chất không hoàn toàn giống như Hội đồng chính phủ. Hội đồng Chính phủ theo quy định của Hiến pháp 1959 là "cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa".
Về phân chia đơn vị hành chính, Hiến pháp 1980 quy định nước ta có ba cấp hành chính. Đó là tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương; huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh và thị xã; xã, phường, thị trấn. Khác với Hiến pháp 1959 khu tự trị được bãi bỏ (theo Nghị quyết kỳ họp Quốc hội khóa V ngày 27/12/1975) nhưng lập thêm ra đơn vị hành chính đặc khu - tương đương tỉnh, đơn vị phường ở những thành phố, thị xã tương đương với xã. ở tất cả các đơn vị hành chính nói trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã khởi xướng công cuộc Đổi mới đất nước. Đảng đã chủ trương nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những sai lầm của Đảng, của Nhà nước, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy tư duy độc lập, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân lao động, trên cơ sở đó để có những nhận thức mới đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và vạch ra những chủ trương, chính sách mới nhằm xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh, công bằng và văn minh. Với tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI Quốc hội khóa 8, tại kỳ họp thứ 3 ngày 22/12/1988 đã ra Nghị quyết sửa đổi lời nói đầu của Hiến pháp 1980. ngày 30/6/1989, kỳ họp thứ V Quốc hội khóa 8 lại ra Nghị quyết sửa đổi 7 điều: 57, 116, 118, 122, 123, 125 để xác định thêm quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân của công dân và thành lập thêm thường trực Hội đồng nhân dân trong cơ cấu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, đồng thời củng cố thêm các mặt hoạt động của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân. Trong kỳ họp này Quốc hội đã ra Nghị quyết thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp để sửa đổi Hiến pháp một cách cơ bản, toàn diện đáp ứng yêu cầu của tình hình kinh tế, xã hội mới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Ủy ban sửa đổi Hiến pháp được thành lập bao gồm 28 người, do Chủ tịch Hội đồng nhà nước Võ Chí Công làm Chủ tịch.
Cuối năm 1991 đầu năm 1992 Bản dự thảo Hiến pháp lần ba đã được đưa ra trưng cầu ý kiến nhân dân. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân và ý kiến của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Dự thảo Hiến pháp lần 4 đã hoàn thành và được trình lên Quốc hội khóa VIII, tại kỳ họp thứ XI xem xét. Ngày 15 tháng 4 năm 1992 Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp.
Hiến pháp 1992 gồm lời nói đầu và 147 điều chia làm 12 chương.
Chương I - Chế độ chính trị, cũng bao gồm 14 điều (từ Điều 1 đến Điều 14) như Hiến pháp 1980. Tại chương này Hiến pháp cũng xác định những nguyên tắc cơ bản của tổ chức quyền lực chính trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức (Điều 2). Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam (Điều 4); nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc (Điều 5); nguyên tắc tập trung dân chủ (Điều 6); nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Điều 7). Khác với Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 không dùng thuật ngữ "Nhà nước chuyên chính vô sản" mà dùng thuật ngữ "Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân". Việc thay đổi thuật ngữ này không làm thay đổi bản chất của Nhà nước mà chỉ để làm rõ bản chất "của dân, do dân và vì dân" của Nhà nước ta, phù hợp với chính sách đoàn kết các dân tộc, các tầng lớp trong xã hội và phù hợp với xu thế của quốc tế và thời đại. Đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của nó là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Chương II - Chế độ kinh tế, bao gồm 15 điều (từ Điều 15 đến Điều 29). Có thể nói rằng đây là chương được thay đổi một cách cơ bản nhất, thể hiện rõ nhất quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Với Hiến pháp 1992, chúng ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể sang nền kinh tế hàng hóa thị trường với nhiều thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, cá thể, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước.
Chương V - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bao gồm 34 điều (từ Điều 49 đến Điều 82). So với Hiến pháp 1980 thì chương này trong Hiến pháp 1992 có nhiều điều hơn, nhiều quyền và nghĩa vụ được bổ sung và sửa đổi. Khắc phục thiếu sót của các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp 1992 lần đầu tiên quy định "các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng" (Điều 50). ở nước ta, ngoài công dân Việt Nam và công dân nước ngoài đến làm việc và sinh sống ở Việt Nam còn có người không có quốc tịch. Với quy định trên đây người không có quốc tịch cũng được Nhà nước ta tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Với Hiến pháp 1992 lần đầu tiên quyền tự do kinh doanh của công dân được xác lập (Điều 57). Đây là một trong những chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa tự do trong lĩnh vực hoạt động kinh tế của công dân, xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh. Cùng với quyền tự do kinh doanh, công dân còn có quyền sở hữu "về tư liệu sản xuất, vốn và tài sản trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác" (Điều 58). Những quy định này hơn bao giờ hết tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam xây dựng một cuộc sống cho bản thân mình giàu có, thịnh vượng. Trên cơ sở đó mà đồng thời làm giàu cho gia đình và xã hội. Ngoài các quy định nói trên còn có quy định về "quyền được thông tin" là một quyền mới được xác lập trong Hiến pháp 1992. Quyền này được hiểu là quyền được nhận tin và truyền tin theo quy định của pháp luật.
Chương VI - Quốc hội, bao gồm 18 điều (từ Điều 83 đến Điều 100). Cũng như Hiến pháp 1980 chương này xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Quốc hội. Về cơ bản nội dung quyền hạn giống Hiến pháp 1980, tuy nhiên có một số bổ sung về quyền hạn của Quốc hội như quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước, quyết định trưng cầu ý dân (Điều 48). Nhìn chung nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội thể hiện trên bốn lĩnh vực:
- Lập hiến và lập pháp;
- Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước;
- Xây dựng củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa;
- Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.
Về cơ cấu tổ chức của Quốc hội theo Hiến pháp mới có một số thay đổi nhất định: bỏ thể chế Hội đồng nhà nước vừa là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, vừa là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khôi phục lại chế định ủy ban thường vụ Quốc hội và chế định Chủ tịch nước như Hiến pháp 1959. Theo Hiến pháp 1992, Chủ tịch và các Phó chủ tịch Quốc hội đồng thời là Chủ tịch, các phó Chủ tịch ủy ban thường vụ Quốc hội. Một số thành viên của các Hội đồng, ủy ban của Quốc hội làm việc theo chế độ chuyên trách (Điều 94, 95).
Đề cao hơn nữa vai trò của đại biểu Quốc hội, Hiến pháp 1992 quy định rõ: "Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước" (Điều 97). So với Hiến pháp 1980 nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội cũng như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ của mình được quy định cụ thể hơn (xem Điều 97 và Điều 100 Hiến pháp 1992).
Chương VII - Chủ tịch nước, bao gồm 8 điều (từ Điều 101 đến Điều 108). Với Hiến pháp 1992 chế định Chủ tịch nước cá nhân được quy định lại thành một chế định riêng biệt như Hiến pháp 1959.
So với chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1992 có nhiều điểm khác biệt. Trước hết Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1946 vừa là người đứng đầu Nhà nước vừa là người đứng đầu Chính phủ nên quyền hạn rất lớn. Hiến pháp 1959 quy định Chủ tịch nước chỉ đứng đầu Nhà nước chứ không đứng đầu Chính phủ nhưng quyền hạn của Chủ tịch nước vẫn rất lớn vì Chủ tịch nước "khi xét thấy cần thiết, có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ" (Điều 66) và Chủ tịch nước khi xét thấy cần thiết thì triệu tập và chủ tọa Hội đồng chính trị để xem xét những vấn đề rất lớn của nước nhà (Điều 67) Chủ tịch theo Hiến pháp 1980 không phải là cá nhân mà là Chủ tịch tập thể. Thể chế Chủ tịch tập thể như đã nói ở phần trước có nhiều nhược điểm như không nhanh nhạy, không linh hoạt và khó khăn trong việc đối ngoại. Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1992 quyền hạn không rộng như Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959. Theo quy định của Hiến pháp 1992, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Thẩm quyền của Chủ tịch nước được quy định tại Điều 103, Hiến pháp 1992.
Chương VIII - Chính phủ, bao gồm 19 điều (từ Điều 109 đến Điều 117)
Cũng như "Hội đồng Chính phủ" theo Hiến pháp 1959, Chính phủ theo Hiến pháp 1992 được quy định là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nếu so sánh cả bốn bản Hiến pháp của nước ta chúng ta thấy quan niệm về tính chất của Chính phủ có những thay đổi nhất định. Hiến pháp 1946 quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Nghị viện. Hiến pháp 1980 xây dựng Chính phủ (Hội đồng Bộ trưởng) theo mô hình của Hiến pháp xã hội chủ nghĩa nhưng với quan điểm tập quyền "rắn" nghĩa là quyền lực nhà nước thống nhất tập trung vào Quốc hội. Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và giám sát. Các cơ quan nhà nước khác do Quốc hội lập ra là để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội. Hiến pháp 1992 kế thừa Hiến pháp 1959 xây dựng theo quan điểm tập quyền "mềm" nghĩa là quyền lực nhà nước vẫn tập trung thống nhất nhưng cần phải có sự phân chia chức năng giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp hành pháp và tư pháp. Vì vậy Hiến pháp 1992 quy định: "Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Với quy định này Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Nhà nước chứ không phải của Quốc hội, có thể hoạt động một cách độc lập tương đối trong lĩnh vực hành chính nhà nước.
Cách thức thành lập Chính phủ theo Hiến pháp 1992 hoàn toàn khác với Hiến pháp 1980. Hiến pháp 1992 chỉ có Thủ tướng Chính phủ là do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước, còn các Phó thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ Quốc hội chỉ phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ(1). Như vậy, Hiến pháp 1992 đề cao vai trò của Thủ tướng Chính phủ trong việc thành lập Chính phủ, làm nổi trội vai trò của Thủ tướng Chính phủ. Có thể nói rằng đây là phương pháp hữu hiệu để xây dựng một chính quyền hành pháp mạnh mẽ.
Việc tăng cường vai trò của người đứng đầu Chính phủ còn thể hiện ở việc tăng thêm nhiều quyền hạn cho Thủ tướng Chính phủ mà trước đây các Hiến pháp 1959, 1980 không quy định. Đó là các thẩm quyền được quy định tại các khoản 2, 4, 5 của Điều 114, Hiến pháp 1992.
Chương IX - Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, bao gồm 8 điều (từ Điều 118 đến Điều 125). Theo quy định của Hiến pháp 1992 nước ta vẫn chia làm 3 cấp hành chính: Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; xã, phường và thị trấn (Điều 118)(2). ở tất cả các đơn vị hành chính nói trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân. Tính chất của Hội đồng nhân dân vẫn như cũ là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra nhưng Hiến pháp mới nhấn mạnh tính đại diện của Hội đồng nhân dân đã quy định rõ hơn: "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên (Điều 119). Như vậy, có thể thấy rằng hai đặc tính của Hội đồng nhân dân kết hợp nhuần nhuyễn với nhau làm cho Hội đồng nhân dân thực sự trở thành một cơ quan nhà nước quan trọng đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Về cơ cấu tổ chức, Hiến pháp 1992 duy trì các quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân 1989 về thành lập Thường trực Hội đồng nhân dân ở các Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh. Trong tổ chức Hội đồng nhân dân còn thành lập các ban. Theo quy định của Hiến pháp 1992, quyền hạn của Chủ tịch ủy ban nhân dân được tăng cường. Một số quyền hạn trước đây thuộc tập thể ủy ban nhân dân, nay chuyển cho Chủ tịch ủy ban nhân dân (xem Điều 124). Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân do Quốc hội khoá IX (kỳ họp thứ 5) thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994 trên tinh thần Hiến pháp 1992 đã tăng cường quyền lực cho Chủ tịch ủy ban nhân dân (xem Điều 52 của luật này).
Đề cao hơn nữa vai trò của các tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng trong quản lý nhà nước và xã hội, Hiến pháp 1992 quy định Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các "đoàn thể nhân dân địa phương được mời tham dự Hội nghị ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan. Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân động viên nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương (Điều 125).
Chương X - Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, bao gồm 15 điều (từ Điều 126 đến Điều 140).
Theo quy định tại Điều 126 có thể nói về nhiệm vụ của Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân không có gì thay đổi so với quy định của Hiến pháp 1980.
Về tổ chức hệ thống cơ quan tòa án được quy định tại Điều 127, Hiến pháp 1992 và được cụ thể hóa bằng Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức tòa án nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1993, Pháp lệnh về tổ chức tòa án quân sự năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 28 tháng 10 năm 1995. Theo quy định của các văn bản pháp luật trên đây ở nước ta có các tòa án sau đây: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các Tòa án quân sự; các Tòa án khác do luật định.
Trước năm 1992 trong hệ thống Tòa án nhân dân ở nước ta chỉ có Tòa án hình sự và Tòa dân sự. Đến nay trong hệ thống tổ chức Tòa án cấp Trung ương và cấp tỉnh còn có thêm Tòa kinh tế, Tòa lao động và Tòa hành chính để chuyên xét xử các tranh chấp kinh tế, lao động và hành chính. ở cấp huyện có thẩm phán chuyên trách xét xử tranh chấp lao động và khiếu kiện hành chính.
Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức Tòa án nhân dân theo Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1980 là Hiến pháp 1992 thực hiện chế độ thẩm phán bổ nhiệm. Dựa trên tinh thần của Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992 đã quy định chỉ có Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước còn tất cả các thẩm phán của Tòa án nhân dân các cấp kể cả Phó chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đều do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức (Điều 38). Nhiệm kỳ bổ nhiệm của các thẩm phán là 5 năm. Còn đối với các Hội thẩm nhân dân thì kết hợp giữa chế độ cử và chế độ bầu.
Về các nguyên tắc xét xử, Hiến pháp 1992 ghi nhận lại những nguyên tắc đã quy định trong Hiến pháp 1980. Về Viện kiểm sát nhân dân, Hiến pháp 1992 cũng xác định tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như trước đây nhưng về tổ chức và trách nhiệm cũng có những thay đổi và bổ sung nhất định. Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1992 cụ thể hóa quy định của Hiến pháp thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập ủy ban kiểm sát. ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng cử và trình ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn. ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm có: Viện trưởng, các Phó viện trưởng, một số kiểm sát viên. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Viện trưởng cử và trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn. Một vấn đề quan trọng trước đây do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định nay chuyển cho Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Điều 28, 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1992).
Ngoài quy định nói trên, Hiến pháp 1992 cũng như Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 có quy định mới về việc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng nhân dân về tình hình thi hành luật ở địa phương và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân (Điều 140 Hiến pháp 1992).
Các quy định trên đây về Viện kiểm sát nhân dân cho chúng ta thấy rằng Hiến pháp 1992 một mặt vẫn đề cao chế độ làm việc theo nguyên tắc thủ trưởng và trực thuộc một chiều để đề cao tính độc lập của Viện kiểm sát, mặt khác phải kết hợp nguyên tắc này với chế độ bàn bạc tập thể khi Viện kiểm sát quyết định những vấn đề quan trọng. Đồng thời, Hiến pháp mới cũng các định tính chất giám sát của Quốc hội cũng như Hội đồng nhân dân các cấp với hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
Chương XI - Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh, bao gồm năm điều (từ Điều 141 đến Điều 145). Chương này về cơ bản giữ nguyên các quy định của Hiến pháp 1980, chỉ bổ sung thêm vào Hiến pháp việc quy định ngày Quốc khánh của nước ta là 2/9, ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Chương XII - Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp là chương cuối cùng của Hiến pháp bao gồm Điều 146, Điều 147. Nội dung của chương này hoàn toàn giống quy định của Hiến pháp 1980.
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIẾN PHÁP NĂM 1992
Năm 2001, tức là sau khoảng mười năm có hiệu lực, Hiến pháp 1992 đã phát huy được hiệu quả của một đạo luật cơ bản của nhà nước. Hiến pháp 1992 đã thực sự tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xây dựng bộ máy nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới phù hợp với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá của thế giới hiện đại. Tuy nhiên, sau một thập kỷ, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội có những thay đổi nhất định đòi hỏi Hiến pháp phải được bổ sung, sửa đổi nhằm phát huy hơn nữa hiệu lực và hiệu quả của nó trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ IX đã ra Nghị quyết số 43/2001/QH10 ngày 29/6/2001 về việc thành lập Uỷ ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992. Bản dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 đã được đưa ra thảo luận rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân. Sau khi tổng hợp các ý kiến đóng góp của nhân dân, bản dự thảo đã được chỉnh lý, bổ sung nhiều lần. Sau một thời gian làm việc khẩn trương với sự bàn bạc, thảo luận dân chủ, công khai, ngày 25/12/2001 Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ X với đa số tuyệt đối đã nhất trí thông qua Nghị quyết số 51/2001/ QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992.
Theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 có 24 vấn đề được sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp 1992.
Lời nói đầu Hiến pháp năm 1992 nêu rõ “Dân tộc Việt nam vốn có truyền thống nồng nàn yêu nước, nhờ truyền thống yêu nước này mà chúng ta đã làm nên những trang sử vẻ vang cho nước nhà như đã nhiều lần đánh thắng các kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta nhiều lần, đó là giặc Tống, Nguyên, Minh, Thanh và hai đế quốc lớn thời hiện đại là Pháp và Mỹ. Vì vậy, phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa lớn trong thời đại ngày nay. Nhận thức sâu sắc về vấn đề này, Quốc hội đã nhất trí bổ sung cụm từ: “ phát huy truyền thống yêu nước” vào đoạn cuối của Lời nói đầu. Đoạn cuối của Lời nói đầu được viết như sau: “Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam nguyện phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Chương Chế độ chính trị được sửa đổi bổ sung bốn Điều. Đó là các Điều 2, 3, 8, 9:
Điều 2 Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.
Vì vậy, Điều 3 Hiến pháp 1992 sửa đổi đã ghi nhận: “Nhà nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân”.
Điều 8 Hiến pháp sửa đổi đã quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.
Đại đoàn kết toàn dân là một trong những truyền thống quý báu nhất của dân tộc Việt Nam. Nhờ tinh thần đại đoàn kết toàn dân mà dân tộc ta tuy nhỏ yếu đã đánh thắng nhiều đế quốc hùng mạnh. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay luôn luôn là một tổ chức tập hợp và đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, các lực lượng xã hội trong và ngoài nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam càng ngày càng tỏ ra là một tổ chức quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Để khẳng định và nâng cao hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Điều 9 Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị- xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước.
Nhà nước tạo điều kiện để mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả”.
Chương Chế độ kinh tế được sửa đổi, bổ sung năm điều: Điều 15, Điều 16, Điều 19, Điều 21, Điều 25.
Điều 15 Hiến pháp 1992 sửa đổi đã quy định: “Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”.
Điều 16 Hiến pháp 1992 sửa đổi đã quy định: “Mục đích chính sách kinh tế của nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể,kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật và giao lưu với thị trường thế giới. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được sản xuất,kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Nhà nước thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng XHCN”. Điều đáng lưu ý là trong điều 16 Hiến pháp 1992 sửa đổi đã bổ sung thêm hai thành phần kinh tế là kinh tế tiểu chủ và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy theo quy định tại điều 16 Hiến pháp 1992 sửa đổi nước ta có 7 thành phần kinh tế.
Điều 19 Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung như sau: “Kinh tế nhà nước được cũng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
Điều 21 được bổ sung thêm thành phần kinh tế tiểu chủ cho phù hợp với điều 16, theo đó Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển”.
Về hoạt động đầu tư về Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài,Hiến pháp sửa đổi ghi rõ là : “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước”.
Điều 30 được bổ sung, sửa đổi như sau: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hoá. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục”.
Giáo dục và đào tạo thường gắn liền với nhau. Phát triển giáo dục là nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, như vậy theo nghĩa rộng giáo dục bao gồm cả đào tạo, còn đào tạo có nghĩa hẹp hơn giáo dục. Đào tạo có nghĩa là giáo dục nghề nghiệp. Nếu nâng cao dân trí là nhu cầu không có giới hạn, thì đào tạo nghề nghiệp lại theo những nhu cầu nhất định, theo sự cần thiết của phân công lao động xã hội. Vì vậy, Quốc hội đã nhất trí sửa đổi quy định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” thành “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.” (Điều 35 Hiến pháp 1992 sửa đổi).
Đoạn cuối của Điều 59 trước đây quy định: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hoá và học nghề phù hợp”. Đoạn này được sửa đổi và bổ sung lại như sau: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp”. Việc sửa đổi, bổ sung như vậy là cần thiết vì thuật ngữ “ khuyết tật” chính xác hơn thuật ngữ “tàn tật”và ngoài trẻ em khuyết tật còn có những trẻ em đặc biệt khó khăn khác cũng cần phải được sự giúp đở của nhà nước và xã hội để được học văn hoá và học nghề như trẻ em mà bố mẹ và người thân đều mất trong tai biến thiên nhiên, tai nạn giao thông hoặc bệnh tật, trẻ em vì nhiều lý do khác nhau bị bỏ rơi mà không thể tìm lại bố mẹ,người thân…
Điều 75 Hiến pháp 1992 đã được bổ sung sửa đổi như sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”.
Nhằm tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn, điểm 7 điều 84 Hiến pháp sửa đổi quy định Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Nhằm phân biệt việc phê chuẩn các loại điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký kết và đề nghị Quốc hội phê chuẩn với việc phê chuẩn điều ước quốc tế do Chính phủ ký kết và Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội phê chuẩn, điểm 13 Điều 84 Hiến pháp 1992 sửa đổi quy định: Quốc hội “quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn các điều ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước”.
Điểm 8 Điều 91 được bãi bỏ. Đây là điểm quy định về thẩm quyền của UBTVQH, trong thời gian Quốc hội không họp, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo với Quốc hội trong kỳ họp gần nhất của Quốc hội. Việc bãi bỏ quy định trên đây là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, việc phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thành viên của Chính phủ là công việc đặc biệt quan trọng phải thuộc thẩm quyền của Quốc hội- cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Kinh nghiệm nước ngoài cũng cho thấy rằng, việc phê chuẩn bổ nhiệm các thành viên Chính phủ và các nhân sự cấp cao trong bộ máy nhà nước thuộc thẩm quyền của Nghị viện ( hoặc Thượng Nghị viện).
Việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược cũng là công việc đặc biệt quan trọng,đòi hỏi sự sáng suốt, thận trọng và cần thiết sự suy xét, bàn định của Quốc hội, cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, vì vậy chỉ trong trường hợp Quốc hội không thể họp được thì UBTVQH mới có quyền quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội. Thể hiện tư tưởng trên đây cụm từ : “ trong thời gian Quốc hội không họp” (Điểm 9, Điều 91 Hiến pháp 1992) đã được thay thế bằng cụm từ: “trong thời gian Quốc hội không thể họp được” ( Điểm 8, Điều 91 Hiến pháp 1992 sửa đổi). Điều đó có nghĩa là nếu trong điều kiện Quốc hội có thể họp được thì UBTVQH phải triệu tập phiên họp bất thường của Quốc hội để quyết định vấn đề tuyên bố tình trạng chiến tranh.
Điểm 6 Điều 103 trước đây quy định Chủ tịch nước căn cứ vào Nghị quyết của UBTVQH, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương, nay bổ sung thêm: trong trường hợp UBTVQH không thể họp được, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
Điểm 7 Điều 101 trước đây quy định Chủ tịch nước có quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH về các vấn đề quy định tại điểm 8,9 Điều 91 trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh hoặc nghị quyết được thông qua; nếu pháp lệnh, nghị quyết đó vẫn được UBTVQH biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất. Điểm này được sửa đổi lại, theo đó Chủ tịch nước chỉ có quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh vì thẩm quyền của UBTVQH về các vấn đề quy định tại điểm 8,9 Điều 91 đã bị bãi bỏ.
Điểm 8 Điều 112 trước đây chỉ quy định Chính phủ thống nhất quản lý công tác đối ngoại của nhà nước; ký kết, tham gia, phê duyệt điều ước Quốc tế nhân danh Chính phủ nay ngoài thẩm quyền trên Chính phủ còn có thẩm quyền đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh nhà nước CHXHCN Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm 10 Điều 103 ( thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước).
Phù hợp với việc bãi bỏ thẩm quyền của UBTVQH phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, điểm 2 Điều 114 được sửa đổi, theo đó Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền đề nghị Quốc hội thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ, trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Điều 116 Hiến pháp 1992 sửa đổi đã bãi bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của thủ trưởng các cơ quan trực thuộc chính phủ.
Chương X – Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân được sửa đổi, bổ sung tại Điều 137 và Điều 140.
Trước đây, theo quy định tại Điều 137 Viện kiểm sát nhân dân Tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơnvị vũ trang nhân dân và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hiện quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm do luật định. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, do phạm vi kiểm sát rất rộng nên hiệu quả của công tác kiểm sát thấp, hơn nữa giữa cơ quan kiểm sát và thanh tra nhiều khi trùng lắp công việc của nhau. Vì vậy, Hiến pháp 1992 sửa đổi đã thu hẹp thẩm quyền của cơ quan kiểm sát, từ nay các cơ quan này chỉ thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Điều 140 Hiến pháp 1992, trước khi sửa đổi, quy định Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng nhân dân về tình hình thi hành pháp luật ở địa phương và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân. Từ nay, do phạm vi thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân bị thu hẹp nên Điều 140 được sửa đổi lại, theo đó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và trả lời chất vấn trước Hội đồng nhân dân nhưng không phải về: “tình hình thi hành pháp luật ở địa phương” như trước đây mà về việc thực hành quyền công tố và các hoạt động tư pháp ở địa phương.
Như vậy, trong 12 chương Hiến pháp 1992 chỉ có 4 chương là : Bảo vệ Tổ quốc XHCN (Chương IV), Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (Chương IX), Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, ngày Quốc khánh (Chương XI), Hiệu lực của Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp (Chương XII) là được hoàn toàn giữ nguyên, còn lại từ lời nói đầu cho đến các chương khác đều có sửa đổi, bổ sung. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 theo Nghị quyết số 51/2001/ QH10 ngày 25/12/2001 đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử lập hiến Việt Nam, đánh dấu một bước hoàn thiện chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, củng cố việc tổ chức, phân công và phối hợp các nhánh quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân vì mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá của thế kỷ XXI.