Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Nội dung:

 

 

 

 

   Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã có, kết hợp với những tư liệu mới có định hướng được điều tra nghiên cứu trong quá trình thực hiện, đề tài Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (ở giai đoạn 2) tiếp tục (giai đoạn 1: 2011 -2012) hệ thống hóa, tổng kết và bước đầu giới thiệu một cách tương đối toàn diện những tri thức cơ bản về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số  ở Việt Nam. Cụ thể là:

            1.Thu thập, tập hợp, hệ thống hóa các tư liệu đã có về ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ các nguồn:

          a, Các công trình đã nghiên cứu, biên soạn trước đây

          b, Các tư liệu hiện đang lưu trữ của tập thể và cá nhân

            2. Tổ chức các cuộc điền dã thu thập tư liệu ở các vùng dân tộc thiểu số. Dự kiến tiến hành 04 cuộc điều tra điền dã để thu thập tư liệu về 85 ngôn ngữ của 43 dân tộc thiểu số ở các địa phương (dự kiến đưa vào công trình ở giai đoạn 2). Các nội dung thu thập bao gồm:

  Thông tin về ngôn ngữ học - xã hội của các ngôn ngữ

  Thông tin về cơ cấu ngữ âm, từ vựng

  Thông tin về cơ cấu ngữ pháp

  Các thông tin khác: chữ viết và các tác phẩm văn nghệ dân gian, phương ngữ, giáo dục song ngữ, các tên gọi ngôn ngữ và tộc người...

      3. Tiếp tục biên soạn công trình: Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

     Nội dung được dự kiến này bao gồm các chuyên đề - bài mục giới thiệu về ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở nước ta. Các dân tộc thiểu số có ngôn ngữ  dự kiến biên soạn là:

          Thái, Mường, Khơ me, Hoa, Gia rai, Ê đê, Ba na, Sán Chay, Chăm, Cơ ho, Xơ đăng, Sán Dìu, Hrê, Ra glai, Mnông, Thổ, Xtiêng, Bru – Vân Kiều, Cơ tu, Giáy, Ta ôi, Mạ, Gié - Triêng, Co, Chơ ro, Chu ru, Lào, La Chí, Phù Lá, La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Bố Y, Cống, Si La, Pu Péo, Rơ măm, Brâu, Ơ đu.