Lời mở đầu của PETIT LAROUSSE 1989

04/07/2013

Ths. TRƯƠNG THU HÀ  

LỜI BBT  Larousse là một trong những nhà xuất bản lớn của Pháp chuyên về từ điển. Từ điển Larousse không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn nổi tiếng khắp thế giới. Lịch sử của Larousse đã trải qua hơn 150 năm (ấn bản đầu tiên ra đời năm 1856). Trong số các ấn phẩm đã được xuất bản cho đến này, có thể nói cuốn từ điển “Petit Larousse” xuất bản năm 1989 đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử biên soạn từ điển của Larousse nói riêng và của Pháp nói chung. Sau đây là bài lược dịch vài lời mà nhà xuất bản dành cho những người sử dụng từ điển được đăng ở ngay những trang đầu của cuốn từ điển “Petit Larousse” (Tiểu (từ điển) Larousse) in năm 1989.

 

DÀNH CHO ĐỘC GIẢ

Người ta không còn giới thiệu là cuốn Petit Larousse (Tiểu (từ điển) Larousse) nữa: Từ năm 1906, theo dòng tái bản liên tiếp của nó, cuốn từ điển phổ biến và nổi tiếng nhất trong số các cuốn từ điển tiếng Pháp đã thâm nhập vào đời sống văn hoá hàng ngày của chúng ta theo cái cách mà từ nay trở đi nó được xem như là biểu tượng (của nước Pháp)1 cũng giống như những vùng trồng nho lớn hay các nhà may cao cấp.

Ngay từ đầu, Từ điển Bách khoa (Dictionnaire Encyclopédique) Petit Larousse, được trông đợi vừa là phương tiện thông tin về các từ của ngôn ngữ, cho phép mọi người thấu hiểu vốn tiếng Pháp, vừa là công cụ thụ đắc tri thức, giúp người dùng mở rộng vốn hiểu biết của mình về những thứ mà từ biểu thị.

Một chút lịch sử

Cách tiếp cận song song này, qua từ ngữ và qua sự vật, trên con đường tri thức, là một sự bất biến trong quan niệm về tác phẩm: ấn phẩm đầu tiên, năm 1856, với tiêu đề “Nouveau Dictionaire de la langue française” (Từ điển mới về tiếng Pháp) đã đem lại cho nó vị trí hàng đầu trong số các từ điển của thời kì này. Trước đó, nó đã ra một lời tuyên bố được coi như là khẩu hiệu là “Một cuốn từ điển không có ví dụ minh hoạ chỉ là một bộ xương (cái khung)”.

Đầu tiên, nó dành những chú thích bách khoa cho một số chủ đề mà một định nghĩa đơn giản không thể khái quát hết sự phức tạp; cũng là lần đầu tiên, nó đưa vào những quán ngữ Latin chủ yếu đã từng có trong tiếng Pháp và đã trở nên nổi tiếng với tên gọi “những trang hồng” (pages roses).

Trên cơ sở một cấu trúc chắc chắn đảm bảo cho nó, ngay từ đầu, một sự thành công rực rỡ, mỗi lần phát hành mới, cuốn từ điển của Pierre Larousse đã được làm phong phú thêm, đặc biệt là các cuốn từ điển năm 1867 và năm 1879 với tiêu đề “Dictionnaire complet de la langue française” (Từ điển đầy đủ về tiếng Pháp), đã đặt tác phẩm ngang tầm với cuốn “Dictionnaire de l’Académie française” (Từ điển của Viện Hàn lâm Pháp) xuất bản năm 1878.

Năm 1889, dưới sự lãnh đạo của Claude Augé, cuốn từ điển lấy tiêu đề là “Dictionnaire complet illustré” (Từ điển được minh hoạ đầy đủ). Cuốn từ điển gồm gần 1.500 trang, hơn 2.000 hình minh hoạ, rất nhiều bảng biểu có tính bách khoa, các bản đồ địa lí và 750 chân dung nhân vật của tất cả các thời đại và của tất cả các nước trên thế giới.

Năm 1906, từ điển Larousse có một sự phát triển vượt bậc mới với tiêu đề “Petit Larousse illustré” (Tiểu (từ điển) Larousse có minh hoạ) với một diện mạo mới.

Từ đó trở đi, cuốn từ điển được sửa chữa hàng năm, và năm 1924, tác phẩm là một ấn phẩm mới được biên soạn lại hoàn toàn và được bổ sung các trang hình ảnh bên cạnh văn bản và được xuất bản với tiêu đề “Nouveau Petit Larousse illustré” (Tiểu (từ điển) Larousse có minh hoạ mới).

Dưới sự lãnh đạo của Paul Augé, năm 1935, tác phẩm tiếp tục được chỉnh lí lại. Phần ngôn ngữ được biên soạn lại và phần tên riêng được biên soạn lại hoàn toàn; đặc biệt, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là đối tượng của nhiều mục từ và tư liệu.

Năm 1948, phát hành một ấn phẩm được biên soạn lại hoàn toàn: phần ngôn ngữ mở rộng tới 12.000 nghĩa mới, đồng thời giảm bớt các cụm từ ngữ lỗi thời. Trong phần tên riêng, hơn 700 mục mới, chủ yếu là bản đồ và các hình ảnh thuật lại các sự kiện của Chiến tranh thế giới lần thứ hai và thời kì Giải phóng.

Bốn năm sau, ban giám đốc mới lại chuẩn bị việc biên soạn lại cuốn từ điển và cuốn từ điển đã được xuất bản đúng vào dịp 100 năm của NXB Larousse (1852-1952).

Nhân dịp phát hành liên tiếp, để việc xuất bản tiếp theo không bị thất bại: một loạt cải cách đã được thực hiện để cuốn từ điển trở thành một công cụ làm việc càng ngày càng phù hợp với chức năng của nó hơn. Năm 1959, 1968 và 1981, toàn bộ tác phẩm đã được đặt ở xưởng. Năm 1973, cuốn “Nouveau Petit Larousse” (Tiểu (từ điển) Larousse mới), được biên soạn lại hoàn toàn, được xuất bản và trở thành “Petit Larousse illustré” (Tiểu (từ điển) Larousse có minh hoạ).

Và ngày nay?

Việc biên soạn lại cuốn “Petit Larousse” (Tiểu (từ điển) Larousse) năm 1989 đã được chỉ đạo thực hiện với sự lo lắng thường trực là làm sao đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao của độc giả ngày nay về vấn đề rõ ràng, chính xác và khả năng tiếp cận thông tin. Sự đòi hỏi này chính đáng hơn bao giờ hết, nhất là trong một nền văn minh đa phương tiện đã làm cho truyền thông trở thành một trong số những từ chính.

Việc dàn trang, được làm mới lại hoàn toàn, chia tách một cách tế nhị các trường hình ảnh và văn bản và làm tăng giá trị từng trường một.

Diện mạo của bản thân văn bản đã thay đổi, đặc biệt là phần ngôn ngữ: từ nay các từ đa nghĩa được trình bày theo số thứ tự và thứ bậc. Điều này làm nổi bật những điểm khác nhau của mục từ và làm cho việc tra cứu trở nên dễ dàng hơn.

Tóm lại, năm 1989, cuốn “Petit Larousse” (Tiểu (từ điển) Larousse) đã làm một cuộc cách mạng. Một cuộc cách mạng không ồn ào và cũng không mãnh liệt lắm. Nó đã tích hợp những tiến bộ nhất của từ điển học và bảo lưu, thậm chí mở rộng, những cái luôn làm nên sự thành công của tác phẩm:

- Danh mục rất phong phú (gần 58.000 từ trong phần ngôn ngữ, 25.500 tên trong phần tên riêng);

- Sự phong phú và chính xác của những phát triển bách khoa;

- Sự thích đáng và đa dạng của tranh ảnh minh hoạ (gần 1.850 tranh, hơn 1.750 ảnh, gần 270 bản đồ và tư liệu khác nhau);

Chính xác hơn, các nhà biên tập đã chọn định hướng biên soạn này theo những định hướng chung dưới đây.

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRONG VIỆC BIÊN SOẠN LẠI CUỐN TỪ ĐIỂN TỪ NĂM 1989

PHẦN NGÔN NGỮ

Các từ của từ điển

Danh mục của phần ngôn ngữ đã được làm giàu lên đáng kể. Bản chất của những phần thêm vào được rút ra từ các lĩnh vực rất khác nhau.

Trung thành với truyền thống bách khoa, “Petit Larousse” (Tiểu (từ điển) Larousse) 1989 đã tích hợp, trước tiên, rất nhiều các thuật ngữ chuyên ngành khoa học và kĩ thuật hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực y học, tin học, sinh học, khoa học chế tạo.

Mặt khác, giống như mọi năm, những sáng tạo trong tiếng Pháp hiện hành từ ngôn ngữ hiện đại đã được ghi nhận đôi khi ngay cả với những từ ngữ dung tục hay những từ ngữ có thể gây sốc vì những đặc điểm có tính phân biệt đối xử về mặt giới tính, nguồn gốc dân tộc thiểu số hay những niềm tin triết lí hay tôn giáo - những cái bao gồm trong đó liên quan đến tác phẩm dành cho quảng đại công chúng và những cái có khuynh hướng giới thiệu cho độc giả một sự thoả ước tối thiểu về ngôn ngữ có thể chấp nhận được, và đã được tất cả những người dùng tiếng Pháp chấp nhận.

Vả lại, rất nhiều từ của ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ cổ đã được đưa vào: một trong số những yếu tố của sự hiện đại ở cuối thế kỉ XX này là quan tâm đến quá khứ, và đặc biệt là thời quá khứ của ngôn ngữ với tư cách là nhân chứng cho bề dày lịch sử của nền văn hoá của chúng ta. Cuốn từ điển này đã đặc biệt quan tâm đến điều này.

Cuối cùng, chức năng của từ điển không thể không được chú ý đến: những người bạn của “Petit Larousse” ham thích trò chơi chữ từ nay có thể tra cứu những từ ít được sử dụng, cho đến lúc đó, vẫn bị loại ra ngoài trong từ điển.

Để rõ ràng hơn, những từ đồng tự đã được đánh số. Các sự kiện là nguồn gốc tạo ra các từ này được đánh số lần lượt: tất cả các nguy cơ mơ hồ hay đọc sai đều đã tránh được.

Những lời tư vấn của Viện Hàn lâm Pháp đã được chú ý mỗi khi việc nâng cấp các công việc làm từ điển cho phép chúng tôi làm việc đó. Trong một số trường hợp tranh chấp về việc hiện đại hoá chính tả (Ví dụ: évènement với e có dấu huyền), chúng tôi đã giải quyết thiên về hướng hiện đại bằng cách dựa vào các ý kiến của Viện Hàn lâm trong chừng mực có thể. Những lời tư vấn chính thức đối với các thuật ngữ đã được ghi chú mỗi lần chúng xuất hiện.

Cấu trúc mục từ

Các mục từ đã được sắp xếp theo cấu trúc ngữ nghĩa tầng bậc đem lại cho độc giả một cái nhìn tổng hợp hơn về ngôn ngữ, rất nhiều định nghĩa đã được viết lại sao cho lịch lãm và chính xác nhất; các từ đã được đặt vào ngữ cảnh trong những ví dụ mà chúng thường xuyên xuất hiện.

Sự phân tích theo mức độ và theo bộ ghi đã được tinh lọc nhờ việc đưa thêm các mục mới (phân biệt giữa cái cũ, cái lỗi thời và cái cổ xưa; giữa cái thân mật, cái thông dụng, tiếng lóng và ngôn ngữ thông tục; giữa từ ngữ văn học và từ ngữ chuyên ngành; giữa từ ngữ có nghĩa xấu và từ ngữ có nghĩa lăng nhục, thoá mạ; v.v.); bảng các đề mục và các chữ viết tắt giải thích chi tiết ý nghĩa chính xác của mỗi từ được nêu.

Mỗi lần một từ xuất hiện lại gây ra cho chúng tôi một khó khăn riêng (nguy cơ lẫn lộn với một từ có âm tương tự, sự đặc biệt về cấu trúc, sự lưỡng lự về giống của một danh từ, cách dùng hiện hành trong ngôn ngữ cộng đồng nhưng lại bị lạm dụng trong khoa học, v.v.), và nó luôn là đối tượng của một sự chú ý đặc biệt.

Việc phát âm cũng được đưa vào mỗi khi có vẻ nó có thể gây ra khó khăn. Các động từ khó được chuyển chú tới một bảng có 115 kiểu dạng chia động từ. Các trường hợp số nhiều bất quy tắc hoặc khó đều được chú thích một cách có hệ thống. Các từ từ nguyên được kiểm tra lại kĩ càng và tăng lên.

Sự phát triển bách khoa

Sự phát triển bách khoa mới đã được đưa vào, đặc biệt trong các lĩnh vực khêu gợi sự quan tâm và tò mò đặc biệt của quần chúng, hoặc là vì chúng thường xuyên phản chiếu hiện thực hoặc trái lại chúng nối kết với một truyền thống đặc biệt mang lại cho chúng sự hấp dẫn đặc biệt (xem thị trường chứng khoán, hình tượng, [tranh ảnh y học]; xiếc, v.v.).

Rất nhiều bảng trình bày dưới dạng tổng hợp các thông tin hữu ích hay các thông tin lí thú.

PHẦN TÊN RIÊNG

Trong phần này, sự biên soạn lại đi theo hướng tiến gần đến sự cân bằng, một điều luôn luôn khó thực hiện, giữa nền văn hoá nền tảng với tình trạng nhất thời, giữa lĩnh vực tiếng Pháp và tiếng nước ngoài và cuối cùng là giữa các ngành khác nhau. Các danh mục, phong phú và gắn bó chặt chẽ, đã được hoạch định tối ưu nhờ các chương trình tin học cho phép một sự phân tích tinh tế các nội dung bên trong.

Các mục từ phong phú và có tư liệu được dành cho các tác phẩm mĩ học, không chỉ là các tác phẩm viết mà còn cả các tác phẩm tạo hình, kiến trúc, âm nhạc và điện ảnh.

Các mục từ dành cho các nhà sáng tạo khoa học, các nhà phát minh, các kĩ sư chứa đựng những thông tin cho biết những điều mà những con người này đã đóng góp một cách quyết định cho sự tiến bộ của toàn nhân loại.

Một sự chú ý hoàn toàn đặc biệt dành cho các lĩnh vực tri thức và các hoạt động làm nên đặc điểm của thế giới hiện thực (khoa học chính xác, công nghệ, kinh tế, truyền thông, điện ảnh, thể thao).

Nhiều mục từ đã được dành cho các công ti lớn trên thế giới và trong nước. Các phương tiện thông tin đại chúng đã được xử lí dưới dạng thức các mục từ giới thiệu các tờ báo chính, các tập đoàn báo chí và các hãng thông tấn.

Việc giới thiệu các nước lớn đã được tăng lên nhiều nhờ việc phát triển hai mục mới: các thể chế; văn hoá và văn minh (thuật ngữ đã được nhắc đến trong đợt phát triển lớn nhất của cuốn từ điển và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực đa dạng như khảo cổ học, mĩ thuật học, văn học, âm nhạc và điện ảnh).

Việc minh hoạ là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Các bản đồ đã được dùng lại hoàn toàn và được thực hiện nhờ một kĩ thuật tin học đỉnh cao. Đối với ảnh, tỉ lệ giữa nhân vật và các tài liệu có tính văn hoá (tác phẩm, trang mạng) đã được cân bằng lại.

PHỤ LỤC

Tất cả các phụ lục mà độc giả yêu thích đều đã được giữ lại, và đặc biệt là:

- các khái niệm ngữ pháp cơ bản,

- bảng chia động từ, được làm phong phú thêm đáng kể,

- bảng các tiền tố và hậu tố, được tu chỉnh lại sao cho dễ xem,

- và, dĩ nhiên, các “trang hồng” nổi tiếng.

Người ta thấy rằng “Petit Larousse” 1989 không còn kế thừa các cuốn trước nó sự rõ ràng và khả năng vận hành tốt thông tin một cách nghiêm ngặt. Vì Larousse vừa trung thành với nguyên tắc hiện đại vừa tôn trọng truyền thống và độc giả của nó. Chúng tôi tin chắc rằng những gì tìm thấy được khi tra cứu ấn phẩm hiện hành là tất cả các kiểu thức về sự hài lòng mà các cuốn trước nó đã mang lại, hơn hẳn một số cuốn khác và như trước đây chúng tiếp tục chứng tỏ cho chúng tôi thấy tình thân của họ vì sự tỏ lòng kính trọng thường xuyên gợi lại sự trung thành của họ ở chỗ chúng tôi.

BAN BIÊN TẬP

TRƯƠNG THU HÀ  

lược dịch từ nguyên bản tiếng Pháp

SUMMARY

Larousse is one of the major publishers in France specializing in dictionaries. Larousse dictionaries have been well-known not only in their home country but also all over the world. The history of Larousse lasts over 150 years (the first edition was in 1856). Among the editions coming into existence until now, it can be said that the “Petit Larousse” published in 1989 created a great turning point in the history compiling dictionaries of France in general and of Larousse in particular. Lexicography & Encyclopedia would like to make a loose translation of the publisher’s preface for the “Petit Larousse” edition 1989.