SỬ DỤNG FLIPGRID ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG NÓI TRÔI CHẢY CỦA SINH VIÊN (07/12/2023)
Tóm tắt: Sự ra đời của công nghệ đã mở ra một con đường mới cho việc giảng dạy và học tập bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh. Các công cụ công nghệ cung cấp rất nhiều nguồn tài liệu cho sinh viên, tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ cho mục đích học tập của sinh viên vẫn còn hạn chế. Kết quả là sinh viên vẫn gặp khó khăn trong việc nói tiếng Anh. Nghiên cứu này được thực hiện trong một khóa học tiếng Anh tại Trường Đại học Thương mại nhằm tìm hiểu việc sử dụng Flipgrid - một trang mạng giáo dục - để cải thiện khả năng nói trôi chảy của sinh viên. Sinh viên được yêu cầu đăng video nói (mỗi bài dài 5 phút) hằng tuần. Tổng cộng số bài là 10 video. Điểm của bài kiểm tra trước (video đầu tiên) và sau kiểm tra (video cuối cùng) được phân tích bằng SPSS 20. Kết quả cho thấy Flipgrid có ảnh hưởng tích cực trong việc nâng cao mức độ nói trôi chảy của sinh viên.
SỰ CHUYỂN NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ CHỈ XÚC GIÁC TRONG TIẾNG VIỆT VÀO LĨNH VỰC TƯƠNG TÁC XÃ HỘI TỪ LÝ THUYẾT NGHIỆM THÂN (07/12/2023)
Tóm tắt: Trong tiếng Việt, động từ chỉ xúc giác không chỉ gọi tên những hoạt động liên quan đến đụng chạm có tính vật lý mà còn chuyển nghĩa vào các phạm vi khác như: trải nghiệm hay tương tác xã hội,… Bài viết này sẽ chỉ ra sự chuyển nghĩa của một số động từ chỉ xúc giác vào địa hạt tương tác xã hội. Vận dụng lý thuyết nghiệm thân để giải thích bằng cách nào và tại sao mà hai lĩnh vực vốn khác nhau - xúc giác có tính vật lý, cụ thể và tương tác xã hội có tính tinh thần, trừu tượng lại được kết nối với nhau.
PHƯƠNG TIỆN PHI NGÔN NGỮ TRONG HAI CUỐN THÀNH NGỮ SÀNH ĐIỆU BẰNG TRANH CỦA HỌA SĨ THÀNH PHONG (07/12/2023)
Tóm tắt: Trong nhiều ngữ cảnh, cử chỉ, điệu bộ, hành động cơ thể, hoặc âm thanh, màu sắc, tranh vẽ,… trở thành phương tiện hỗ trợ đắc dụng cho ngôn ngữ. Đó chính là những phương tiện phi ngôn ngữ. Phương tiện phi ngôn ngữ đã góp phần làm cho nội dung biểu đạt của ngôn ngữ được sinh động với nhiều sắc màu đa dạng, gợi thêm những ý tưởng mà nếu không có nó, chúng ta có thể sẽ không bao giờ nghĩ tới. Bài viết này đặt vấn đề tìm hiểu về phương tiện phi ngôn ngữ là tranh vẽ qua hai cuốn Thành ngữ sành điệu bằng tranh của họa sĩ Thành Phong để hiểu rõ hơn về đặc điểm và vai trò của chúng.
PHÂN TÍCH SỰ LO LẮNG CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT ĐỐI VỚI KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI (07/12/2023)
Tóm tắt: Bài viết phân tích nguyên nhân gây ra sự lo lắng, các tình huống cụ thể gây ra sự lo lắng và các chiến lược để giúp sinh viên năm thứ nhất tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vượt qua sự lo lắng khi nói tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai. Theo kết quả thu được, các nguyên nhân như “sự thiếu tự tin”, “thiếu kiến thức về các quy tắc ngữ pháp” và “thiếu cơ hội” là nguyên nhân chính gây nên sự lo lắng cho sinh viên khi giao tiếp tiếng Anh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng nhận thấy phương pháp giảng dạy ngôn ngữ theo hướng giao tiếp có tác dụng giảm thiểu sự lo lắng của sinh viên đối với kỹ năng nói tiếng Anh.
NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU VỀ VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ JRAI TRÊN MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM (07/12/2023)
Tóm tắt: Vấn đề truyền thông bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng giúp phát triển ổn định và an sinh đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Qua khảo sát thực trạng tiếng Jrai, chúng tôi nhận thấy một số phương tiện truyền thông như sách báo in, báo mạng, báo điện tử và trang mạng xã hội bằng tiếng Jrai đã có vai trò quan trọng và góp phần truyền thông bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Ý NGHĨA PHẢN ÁNH ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT CỦA ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC ĐỊNH DANH TRONG ĐỊA DANH HÀ TĨNH (07/12/2023)
Tóm tắt: Bài viết trình bày nhóm địa danh có ý nghĩa phản ánh các đặc điểm, tính chất gắn với đối tượng được định danh trong địa danh Hà Tĩnh. Đây là nhóm ý nghĩa quan trọng, được căn cứ để định danh với số lượng địa danh lớn nhất trên tổng số địa danh được khảo sát. Nhóm ý nghĩa này cho thấy những khía cạnh khác nhau của chủ thể định danh, nhất là khía cạnh ngôn ngữ - văn hóa gắn với vùng đất Hà Tĩnh.
Từ khóa: Địa danh, đặc điểm ý nghĩa, ngôn ngữ - văn hóa, phương ngữ Nghệ Tĩnh.
NGHIÊN CỨU BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA CÁC TỪ NGỮ THUỘC LĨNH VỰC ẨM THỰC GỐC PHÁP TRONG TIẾNG VIỆT (07/12/2023)
Tóm tắt: Tiếng Pháp đã du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc. Quá trình tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Pháp với tiếng Việt đã để lại một kho tàng đồ sộ các từ vay mượn tiếng Pháp trong tiếng Việt. Bài viết hướng tới tìm hiểu một số vấn đề trong việc biên soạn cuốn Từ điển bách khoa các từ ngữ thuộc lĩnh vực ẩm thực gốc Pháp trong tiếng Việt. Cụ thể, bài viết chỉ ra sự cần thiết của việc biên soạn công trình tra cứu này và xác định cấu trúc của cuốn từ điển trên hai phương diện cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô. Trong đó, trọng tâm là cấu trúc vĩ mô.
NAM KỲ TUẦN BÁO (1942 - 1944) VÀ THỂ DU KÝ (07/12/2023)
Tóm tắt: Nam Kỳ tuần báo (1942 - 1944) ra đời cách nay 80 năm do nhà văn Hồ Biểu Chánh sáng lập. Nam Kỳ tuần báo cùng với Đại Việt tập chí (1942 - 1944), thực hiện chủ trương nghiên cứu, giới thiệu các vấn đề Nam Bộ học. Bên cạnh các chủ đề về lịch sử, địa lý, di sản văn hóa thời trung đại, Nam Kỳ tuần báo còn đăng tải nhiều tác phẩm văn học thuộc các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ và du ký. Bài viết này giới thiệu khái quát một số chủ đề văn hóa, lịch sử, văn học vùng Nam Bộ, đặc biệt dành sự chú ý về thể loại du ký. Du ký trên Nam Kỳ tuần báo tiêu biểu cho thể loại du ký đầu thế kỉ XX ở Nam Bộ xét trên các phương diện như tác giả, tác phẩm, chủ đề và nghệ thuật, có đóng góp cho sự phát triển của quá trình hiện đại hóa văn học và phát triển xã hội.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG THỰC TIỄN BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT (07/12/2023)
Tóm tắt: Trong quá trình tổ chức thực hiện biên soạn Từ điển thuật ngữ báo chí tiếng Việt, nhóm biên soạn đã có nhiều cố gắng trong việc tuân thủ đúng quy trình biên soạn của một công trình từ điển, từ công tác chuẩn bị cho đến việc thực hiện thu thập tư liệu, xây dựng bảng từ, tiến hành biên soạn, biên tập và hoàn thiện bản thảo. Quy trình chung là vậy, nhưng thực tiễn biên soạn cho thấy có những vấn đề cần được đặc biệt lưu ý, nhất là những vấn đề liên quan đến tính đặc thù của loại hình từ điển giải thích thuật ngữ. Bài viết này đề cập đến một số vấn đề cần quan tâm qua thực tiễn biên soạn công trình nhằm rút ra những kinh nghiệm cho nhóm biên soạn cũng như những ai quan tâm đến loại hình từ điển này.
MỘT SỐ MÔ HÌNH CẤU TRÚC TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT DÀNH CHO HỌC SINH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤU TRÚC CHUNG CHO TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT DÀNH CHO HỌC SINH (07/12/2023)
Tóm tắt: Việc biên soạn từ điển ngôn ngữ trên thế giới đã xuất hiện từ rất lâu, thể hiện ở sự phát triển cả về số lượng và thể loại. Ở Việt Nam, việc biên soạn từ điển tuy xuất hiện muộn hơn thế giới nhưng gần đây lại phát triển rất mạnh. Phát triển mạnh nhất là từ điển ngôn ngữ, trong đó có từ điển giải thích tiếng Việt. Từ điển giải thích tiếng Việt có mặt trên thị trường hiện nay ở nước ta gồm: từ điển tiếng Việt dành cho học sinh, từ điển tiếng Việt phổ thông, từ điển tiếng Việt dành cho người nước ngoài. Trong giới hạn bài viết bàn đến một số mô hình cấu trúc từ điển tiếng Việt dành cho học sinh và đề xuất mô hình cấu trúc chung cho từ điển tiếng Việt dành cho học sinh.