HOÀNG LIÊN SƠN
dải núi ở Tây Bắc Việt Nam, phía bắc giáp biên giới Việt - Trung, phía đông - thung lũng sông Hồng, phía nam - khuỷu sông Đà và phía tây - sông Đà và phụ lưu là sông Nậm Muôi. Dài 400 km, rộng 55 - 80 km. Diện tích khỏang 28 nghìn km2. Đỉnh cao nhất: Phansipan (còn viết: Phan Si Păng; 3.143 m), phía bắc có các đỉnh Bạch Mộc Lương Tử (2.998 m), Khang Chu Văn (2.782 m) và Phu Ta Leng (3.096 m), phía nam có các đỉnh Phu Luông (2.985 m), Sa Phin (2.874 m)... Các phụ lưu sông Hồng và sông Đà chia cắt sống núi chính, hình thành các đèo như: đèo Mây, Hoàng Liên Sơn (hoặc Ô Quy Hồ), Khau Cọ, Lũng Lô. Có một số mặt bằng sót và vùng trũng giữa núi thuận lợi cho nông nghiệp: Sa Pa, Than Uyên, Nghĩa Lộ. Mùa đông có khi có tuyết rơi trên diện rộng (năm 1922, tuyết rơi ở Sa Pa dày 12 cm). Các đai thực vật theo chiều cao: rừng nhiệt đới, á cận nhiệt đới, rừng hỗn giao. Có thể sản xuất hạt giống rau ôn đới, khai thác lâm sản (gỗ, mộc nhĩ, nấm hương), tổ chức du lịch nghỉ mát và thể thao leo núi, trồng Hoàng liên - một loài cây mà rễ dùng để chế thuốc chữa đau mắt. HLS là một khối núi tảng do chuyển động kiến tạo mới nâng lên. HLS được cấu tạo bởi đá biến chất nguyên sinh hạ, trầm tích hệ Cổ sinh, trầm tích phun trào Triat trung thượng, phun trào axit kiềm Jura - Krêta và granit trẻ Krêta - Palêôgen. Riêng khối granit này có diện tích 1.500 km2 là xương sống của dải HLS. Ở khu vực HLS có mỏ đất hiếm fluorit liên quan tới đá kiềm.
tỉnh ở giữa đông bắc và tây bắc Bắc Bá»™ Việt Nam, thà nh láºp cuối 1975 do hợp nhất 2 tỉnh Là o Cai, Yên Bái và các huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu cá»§a tỉnh NghÄ©a Lá»™. Äến 7.1991, lại tách ra thà nh 2 tỉnh Là o Cai và Yên Bái (x. Là o Cai; Yên Bái).