Tóm tắt: Trên cơ sở tìm hiểu các đặc điểm ngữ âm và chữ viết Khơ Mú, bài viết đề xuất cách ghi các từ ngữ tiếng Khơ Mú trong Bách khoa thư Du lịch Việt Nam. Phương án chữ viết Khơ Mú được đề xuất có dạng Latin, ghi từng âm (gồm các chữ cái, dấu; cách ghi từ, phụ âm, nguyên âm, thanh điệu) nhằm đáp ứng yêu cầu ghi tiếng Khơ Mú ở dạng các từ ngữ và các văn bản. Các từ ngữ Khơ Mú được ghi ra và đọc lên trong Bách khoa thư Du lịch Việt Nam, sẽ mang lại cảm nhận chân thực về văn hóa Khơ Mú.
Từ khóa: Bách khoa thư Du lịch, chữ viết, dân tộc thiểu số, Khơ Mú, văn hóa cổ truyền.
Abstract: On the basis of Khmu’s phonetic characteristics and script, the article proposes the ways of writing the Khmu words in the Encyclopedia of Vietnam Tourism. The proposed ways include the Latin form, writing each sounds (including letters and tone marks; way of writing words, consonants, vowels, and tones) in order to meet the demand of writing the Khmu sounds in the types of words and texts. The Khmu words that are written and spoken in the Encyclopedia of Vietnam Tourism will bring a true sense of Khmu culture.
Keywords: Encyclopedia of tourism, script, ethnic minorities, Khmu, traditional culture.
1. Mở đầu
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa. Mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa riêng với những điều lý thú có thể khám phá, từ nhiều góc độ khác nhau trong đó có du lịch.
Dân tộc Khơ Mú là một trong số 54 dân tộc ở Việt Nam có nhiều nét riêng biệt so với những láng giềng của họ: Thái, Hmông, La Ha, Kháng, Lào.... Những tri thức về văn hóa của người Khơ Mú có thể là một trong những mối quan tâm đầu tiên của du khách khi đến vùng văn hóa Tây Bắc, thỏa mãn những tò mò khám phá những nhân tố đã hình thành cách sống của cộng đồng này. Cũng như ở các dân tộc khác, các từ ngữ Khơ Mú được ghi ra và đọc lên trong Bách khoa thư Du lịch Việt Nam, sẽ mang lại cảm nhận chân thực về văn hóa Khơ Mú.
Bài viết được thực hiện với mục đích trên cơ sở các đặc điểm ngữ âm và chữ viết của dân tộc Khơ Mú, đề xuất cách ghi các từ ngữ tiếng Khơ Mú trong Bách khoa thư Du lịch Việt Nam - hệ thống chữ phản ánh ngữ âm Khơ Mú, để thuận lợi cho du khách đọc và ghi nhớ các sự vật hiện tượng được nhắc tới trong sách này. Đây có thể xem là một nghiên cứu trường hợp trong nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc, góp phần biên soạn Bách khoa thư Du lịch Việt Nam.
2. Nội dung
2.1. Khái quát về tiếng Khơ Mú
Dân tộc Khơ Mú là một trong số 54 dân tộc đang sinh tụ ở Việt Nam. Khơ Mú là tên chính thức của một dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Những tên gọi, cách đọc và ghi khác: Khơ mú, Khơ-Mú, Khơmu, Khmu, Kammu, Khamou,... Ở Việt Nam, người Khơ Mú tự gọi mình là Kơmmụ hay Kơmụ, Căm mụ (trong tiếng Khơ Mú có nghĩa là “người”). Dân số: 90.612 người (2019). Cư trú ở các tỉnh: Nghệ An (các huyện: Tương Dương, Kỳ Sơn); Sơn La (các huyện: Thuận Châu, Sông Mã, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La); Điện Biên (các huyện: Điện Biên, Tuần Giáo); Yên Bái (huyện Văn Chấn),...
Ngoài tên gọi chính thức (Khơ Mú), trước kia người Khơ Mú còn được các dân tộc khác gọi gộp chung (cùng với Xinh Mun, La Ha, Kháng,...) là Xá. Những tên gọi khác: Người Thái gọi họ là Xá Cẩu (“người Xá tắng cẩu”- phụ nữ có tục vấn tóc lên đỉnh đầu, giống người Thái), Người La Ha gọi họ là Khá Klẩu; người Hmông gọi họ là Mãng Cẩu. Họ cũng còn được gọi là Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy,... Đây là những tên hiện nay rất ít dùng hoặc không dùng nữa.
Tiếng Khơ Mú là ngôn ngữ tộc người của dân tộc Khơ Mú.
Người Khơ Mú gọi “tiếng, tiếng nói” là khoăm hoặc quăm/quắm (từ mượn tiếng Thái). Như vậy, “tiếng Khơ Mú” gọi theo ngôn ngữ của dân tộc này là khoăm Kơmmụ (nghĩa là: “tiếng - người” = tiếng Khơ Mú). “Chữ” trong tiếng Khơ Mú gọi là sư hoặc chư. Để chỉ động tác “nói”, trong tiếng Khơ Mú có từ là may hoặc lau; “viết” là tem,…
Theo cách phân loại cội nguồn phổ biến hiện nay, tiếng Khơ Mú thuộc nhánh Khơ Mú - Xinh Mun (Khmuic), chi Môn - Khơ Me (Mon - Khmer) của ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic). Các ngôn ngữ ở Việt Nam rất gần với tiếng Khơ Mú cùng đại diện cho nhánh Khơ Mú - Xinh Mun ở Việt Nam: Xinh Mun, Kháng, Ơ Đu. Các ngôn ngữ Khơ Mú, Xinh Mun, Kháng, Ơ Đu đều là tiếng mẹ đẻ của các cộng đồng có số dân không lớn, cư trú tương đối gần nhau và chủ yếu dọc biên giới Việt - Lào. Theo các tài liệu ngôn ngữ học, thuộc về nhánh Khơ Mú - Xinh Mul, ngoài các ngôn ngữ này còn có: Mal-Prai, Mlabri, Yumbri, Khao,... ở các nước ngoài Việt Nam. Khơ Mú được xem là đại diện cho nhánh ngôn ngữ này, với tên gọi của nhánh: Khmuic.
Ở Việt Nam, các ngôn ngữ gần với tiếng Khơ Mú (cùng chi Môn - Khơ Me) là đại diện thuộc các nhánh khác: Việt (Vietic); Mảng (Mangic); Cơ Tu - Bru (Katuic); Ba Na (Bahnaric); Khơ Me (Khmeric).
Trong từ vựng tiếng Khơ Mú, có thể thấy nhiều lớp từ ngữ chồng lên nhau: lớp gốc Nam Á, lớp mượn Tày - Thái và lớp mượn Việt. Đồng thời, trong tiếng Khơ Mú hiện có không ít các kết cấu từ vựng - ngữ pháp mô phỏng theo tiếng Việt. Một số trường hợp trong những kết cấu này có các yếu tố vay mượn tiếng Việt hoặc tiếng Thái, kết hợp với yếu tố Khơ Mú. Đồng thời, có những từ Việt, Thái và Khơ Mú cùng tồn tại, tạo nên các cặp đồng nghĩa gốc Thái/ Việt/ Khơ Mú.
Người Khơ Mú ở Việt Nam chưa có chữ viết. Theo một số tài liệu nghiên cứu, tiếng Khơ Mú ở Lào được ghi bằng chữ ghi âm tự dạng Sanskrit.
Một số trí thức người Khơ Mú ở Việt Nam đã dùng chữ Quốc ngữ (chữ ghi tiếng Việt) ghi tiếng Khơ Mú, để ghi lại văn nghệ dân gian và công việc hàng ngày. Nhưng chữ Quốc ngữ không thể phản ánh được cách phát âm của người Khơ Mú.
Trạng thái ngôn ngữ phổ biến ở vùng người Khơ Mú Việt Nam hiện nay là đa ngữ Khơ Mú - Việt - Thái. Ở một số nơi, người Khơ Mú còn biết tiếng Lào, Hmông. Tiếng Khơ Mú hiện chủ yếu sử dụng trong gia đình, làng bản..., trong nội bộ của dân tộc Khơ Mú, chỉ được dùng trong một số hoàn cảnh giao tiếp nhất định ở dạng khẩu ngữ (không ở dạng ngôn ngữ thành văn).
Tiếng Khơ Mú hiện được truyền lại cho thế hệ sau chỉ bằng cách truyền miệng. Rất ít nghiên cứu về tiếng Khơ Mú. Sách về tiếng Khơ Mú hầu như không có. Những nghiên cứu về văn hóa truyền thống của người Khơ Mú cho đến nay rất ít. Thực tế đang đặt ra yêu cầu rất cấp bách phải bảo tồn, phát triển vốn văn hóa truyền thống phong phú và độc đáo của người Khơ Mú, trong đó có ngôn ngữ của dân tộc này.
2.2. Ngữ âm Khơ Mú và đề xuất chữ Khơ Mú ở Việt Nam
2.2.1. Ngữ âm Khơ Mú
a. Từ âm vị học và âm tiết:
Trong tiếng Khơ Mú, từ âm vị học (dạng thức ngữ âm - âm vị học của từ) có thể có hình thức đơn tiết (chỉ có một âm tiết) hoặc song tiết (gồm hai âm tiết: âm tiết phụ - tiền âm tiết và một âm tiết chính).
Trong từ, âm tiết phụ đứng trước (nên còn được gọi là “tiền âm tiết,”) không mang trọng âm và có trường độ ngắn hơn so với âm tiết chính. Ngược lại, âm tiết chính đứng ở cuối từ, mang trọng âm, có trường độ dài.
Các âm tiết phụ (tiền âm tiết) thường gặp (Ghi chú: Các ví dụ ghi bằng kí hiệu phiên âm quốc tế IPA): kə, həŋ, lə, ɗə, pə, cən, təŋ, sə, hən, tən, həm, nəm, ka, kən, səŋ, rə, sər, kər, ma, kəl, tə, pər, ʔə, ʔar, sar, ɡa,…
Sau đây là một số ví dụ về các hình thức từ âm vị học tiếng Khơ Mú:
Từ đơn tiết:
ɓuŋ (bùn); pʰɛn (bão); vaːr (nắng); luj (bụng); ɓriʔ (trời); tuɤl (dái tai); kaʔ (cá); loŋ (cành); kiɤl (dưa); ɓaŋ (mây),...
Từ song tiếtː
kəmul (bạc); cənraːj (chớp); kərvɛh (chân); səŋməh (tên); həŋpiɤr (bí ngô, bí đỏ); rəvaːj (hổ, cọp); kənsaːl (riềng); sərmaɲ (ngôi sao)...
Âm tiết phụ tiếng Khơ Mú có cấu trúc C1VC2 trong đó C1 là các phụ âm /p, c, t, k, ʔ, ɗ, h, s, m, n, l, r, ɡ, tʰ/, v là các nguyên âm /a, ə/; C2 là các phụ âm /m, n, ŋ, r, l/.
Tổng hợp lại, dựa trên kết quả tư liệu thu thập được, từ âm vị học tiếng Khơ Mú sẽ có cấu trúc đầy đủː C1v(C2)C3C4VC5. Trong đóː
C: phụ âm
vː nguyên âm trong âm tiết phụ
V: nguyên âm trong âm tiết chính
b. Hệ thống âm đầu và tổ hợp phụ âm đầu:
Tiếng Khơ Mú có 23 đơn vị phụ âm đầu
đầu đơn: /p, t, c, k, ʔ, pʰ, tʰ, kʰ, ɓ, ɗ, ɟ, ɡ, m, n, ɲ, ŋ, s, h, v, l, w, j, r/. (xem Bảng 1).
Tổ hợp phụ âm tiếng Khơ Mú có cấu trúc CC: phụ âm ở vị trí C thứ nhất là các âm / p, t, k, h, ʔ.../; phụ âm ở vị trí C thứ hai là các phụ âm có tính thanh lớnː /r, l, m, n, ŋ, w, j/. Một số ví dụ:
ɡlaːŋ (đá); srɛ (cát); pʰrɯɤʔ (lửa); mat ɓriʔ (mặt trời); sril (vàng), hjaːŋ (phụ nữ), ʔŋɔʔ (lúa)...
c. Hệ thống vần:
Hệ thống âm chính
Đảm nhiệm vai trò âm chính
trong tiếng Khơ Mú là 18 nguyên âm, trong đó có 15 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. (xem Bảng 2).
Hệ thống âm cuối
2.2.2. Đề xuất chữ Khơ Mú
a. Yêu cầu của chữ viết Khơ Mú. Các chữ cái và dấu:
Yêu cầu của chữ viết Khơ Mú
- Là loại chữ hệ Latin (dùng các kí hiệu và quy tắc hệ chữ Latin để ghi từng âm), chữ Khơ Mú cần phản ánh (ghi) được và qua chữ tái tạo lại được các âm tiếng Khơ Mú.
- Các ký hiệu (chữ cái, dấu…) và các quy tắc phải đơn giản và tiện dùng, dễ đọc, dễ viết và dễ nhớ.
- Gần với chữ Quốc ngữ, đồng thời cố gắng tránh đi những bất hợp lý của chữ Quốc ngữ.
Các chữ cái và dấu
· Các chữ cái (viết hoa và viết thường): A a, B b, Đ đ, E e, Ê ê, G g, H h, I i, J j, K k, L l, M m, N n, O o, Ô ô, Ơ ơ, P p, R r, S s, T t, U u , Ư ư , V v, Y y.
· Các dấu:
không dấu (a), nặng (ạ).
b. Phương án chữ viết Khơ Mú:
Cách ghi từ và âm tiết
Từ ghi bằng các chữ cái ghép lại, từ trái sang phải. Đối với những trường hợp từ kết thúc bằng phụ âm /ʔ/, được kí hiệu bằng dấu nặng. Đối với các từ âm vị học dạng “song tiết” thì viết liền các âm tiết; khi âm tiết chính mở đầu bằng âm /ʔ/, thì giữa âm tiết phụ và âm tiết chính có dấu gạch ngang (-). Ví dụ (bảng 4):
c. Cách ghi phụ âm:
Phụ âm đơn: Ghi bằng các chữ riêng lẻ hoặc ghép lại: (xem Bảng 5).
Tổ hợp phụ âm
Tổ hợp phụ âm trong tiếng Khơ Mú được ghi bằng cách ghép các chữ: (xem Bảng 6).
d. Cách ghi nguyên âm:
Hệ thống nguyên âm đơn tiếng Khơ Mú gồm 15 âm vị gồm: /i; e; eː, ɛ; ɛ:; ɯ; ɤ; ɤː; a, aː; u; o; oː, ɔ; ɔː/. Tiếng Khơ Mú cũng có 3 nguyên âm đôi: /iɤ; ɯɤ; uɤ/.
Đối với các nguyên âm đơn: Các âm “bình thường” (hay “ngắn”) ghi bằng một chữ cái, các âm đơn “dài” ghi bằng hai chữ cái đồng dạng. Ví dụ: (xem Bảng 7).
Đối với các nguyên âm đôi: Ghi bằng hai chữ cái ghép. Các ví dụ: (xem Bảng 8).
2.3. Các từ ngữ tiếng Khơ Mú trong Bách khoa thư Du lịch Việt Nam
Các loại từ ngữ tiếng Khơ Mú (ghi bằng chữ Khơ Mú) có thể xuất hiện trong Bách khoa thư Du lịch Việt Nam ở dạng ghi chú - bên cạnh dạng phiên chuyển hoặc dịch nghĩa tiếng Việt. Đó là:
2.3.1. Các tên riêng
Trường hợp 1: Tên dân tộc: Khơ Mú (Kơmhmụ).
Trường hợp 2: Tên người và tên thần linh, nhân vật trong văn học, thủ lĩnh...: Ông Chương Han (Chương Han - thủ lĩnh xưa của người Khơ Mú); Ông Sét (Chơnđraai). Tên các dòng họː Hổ (Rơvaai); Rau Dớn (Tơvạ); Chồn (Tơmoong); Hươu (Tơyak), Phượng Hoàng (Thraang); Muôi Múc Canh (Hơrlip)...
Trường hợp 3: Tên các lễ hội, hoạt động tôn giáo tín ngưỡng...: (lễ) Tra hạt (Hreek hrệ); (lễ) Cúng hồn lúa (‘Maal ‘ngọ); (lễ) Cầu mưa (Ru hơntạ kơmạ; (lễ) Cơm mới (Kam maah)...
Trường hợp 5: Tên tác phẩm văn nghệ: (bài hát) Anh yêu em (Taai gụ hem); (bài hát) Yêu nhau (Gụ đọ); (truyện) Chương Han (Chương Han - thủ lĩnh của người Khơ Mú),...
2.3.2. Các danh từ chung
Trường hợp 1: Các từ ngữ chỉ đồ vật: áo (tep); sợi bông (kon khôm, kon như); lụa tơ tằm (kon nhaang); vòng cổ (sơngaak plôi); vòng tay (sơngaak nha); thịt sấy khô (lam nhook); nặm pịa (briạ); cá chua (pađeek); cháo gạo tẻ (khạ phaai); sáo dọc (pi tot); đàn môi (pat hrông); đàn lá (ping hlạ)...
Trường hợp 2: Các từ ngữ chỉ những hình thức văn nghệ và trò chơi dân gian: hát (tơm); múa (tệ); đẩy gậy (nhut đọ); kéo co
(ru đọ); ném còn (đaach kon); đấu võ (bôk đọ); chơi khăng (kong kơi)...
Trường hợp 3: Các từ ngữ chỉ động vật, thực vật: lá chè rừng (liêm nhang); khoai lang (kuaai uôn); lá chữa bệnh táo bón của lợn (hmaal lêk); tỏi (hle đaak); gừng (chiêng bạ); lá lốt (tagi)...
Trường hợp 4: Các từ ngữ chỉ tục lệ và các khái niệm trừu tượng: ma (hrôi); bùa phép (taleu), linh hồn (kon ‘maal), dòng họ (sinh); gia đình (kơmhmụ gaang)...
Âm
|
Chữ
|
Ví dụ
|
IPA
|
Chữ
|
Nghĩa
|
sr
|
sr
|
srɛ
|
sre
|
cát
|
pr
|
pr
|
priʔɔːŋ
|
pri-oong
|
cầu vồng
|
ɓr
|
br
|
ɓriʔ
|
brị
|
mặt
|
ɗr
|
dr
|
kənɗrɔl
|
kơnđrol
|
ếch
|
pʰr
|
phr
|
pʰrɯɤ
|
phrưa
|
lửa
|
tʰr
|
thr
|
tʰroːŋ
|
thrôông
|
họng, cổ họng
|
ɡl
|
gl
|
ɡlaːŋ
|
glaang
|
đá
|
kl
|
kl
|
klaːŋ moj
|
klaang môi
|
sỏi
|
pl
|
pl
|
plɯɤm
|
plươm
|
con vắt
|
ɓl
|
bl
|
ɓluʔ
|
blụ
|
đùi
|
hm
|
hm
|
hma
|
hma
|
muối
|
ʔm
|
‘m
|
kɔn ʔmaːl
|
kon‘mal
|
hồn, linh hồn
|
hn
|
hn
|
hniɤk
|
hniêk
|
bước
|
ʔn
|
‘n
|
ʔnɯɤn
|
‘nươn
|
tháng
|
hŋ
|
hng
|
hŋaːp
|
hngaap
|
ngáp
|
ʔŋ
|
‘ng
|
ʔŋɔʔ
|
‘ngọ
|
lúa
|
hw
|
hu
|
hwaʔ
|
hụa
|
khỉ
|
ʔw
|
‘u
|
ʔwɤj
|
‘uơi
|
lầy
|
hj
|
hy
|
hjaːŋ
|
hyaang
|
phụ nữ
|
ʔj
|
‘y
|
ʔjaːŋ
|
‘yaang
|
giỏ
|
hr
|
hr
|
hroj
|
hrôi
|
ma
|
hl
|
hl
|
hlaʔ
|
hlạ
|
lá...
|
Bảng 6. Cách ghi tổ hợp phụ âm
|
Âm
|
Chữ
(đầu và cuối âm tiết)
|
Ví dụ
|
IPA
|
Chữ
|
Nghĩa
|
pʰ
|
ph
|
pʰɛn
|
phen
|
bão
|
tʰ
|
th
|
tʰroːŋ
|
thrôông
|
họng, cổ họng
|
kʰ
|
kh
|
kʰul
|
khul
|
lông
|
p
|
p
|
pɔm
|
pom
|
má
|
|
|
kəcɤp
|
kơcơp
|
cái cuốc
|
t
|
t
|
tuɤl
|
tuôl
|
dái tai
|
|
|
pəʔɔt
|
pơ-ot
|
bụi
|
c
|
ch
|
cɯt
|
chưt
|
cỏ
|
|
|
moc
|
môch
|
kiến
|
k
|
k
|
kiəl
|
kiêl
|
dưa
|
|
|
həŋpɔːk
|
hơngpook
|
vỏ cây
|
ʔ
|
không dấu
|
ʔom
|
ôm
|
nước
|
|
dấu nặng (.)
|
təmɓraʔ
|
tơmbrạ
|
con muỗm
|
ɓ
|
b
|
ɓuʔ
|
bụ
|
ngực
|
ɗ
|
đ
|
kəɗaːh
|
kơđaah
|
trán
|
ɟ
|
j
|
ɟoŋ
|
jông
|
bố
|
ɡ
|
g
|
taɡi
|
tagi
|
lá lốt
|
m
|
m
|
kəmul
|
kơmul
|
bạc
|
|
|
kətam
|
kơtam
|
con cua
|
n
|
n
|
na
|
na
|
mày
|
|
|
ʔa:j nɔːŋ
|
aai noong
|
khách
|
ɲ
|
nh
|
ɲaj
|
nhay
|
giận
|
ŋ
|
ng
|
ŋaːr
|
ngaar
|
đông lạnh
|
|
|
kəɗɔŋ
|
kơđong
|
trứng
|
s
|
s
|
sɤk
|
sơk
|
giặc
|
h
|
h
|
huəl
|
huôl
|
gấu
|
|
|
cənrɔh
|
cơnroh
|
sắt
|
v
|
v
|
vaːk
|
vaak
|
giun (dưới đất)
|
l
|
l
|
səlut
|
sơlut
|
ráy tai
|
|
|
huəl
|
huôl
|
gấu
|
w
|
u
|
tʰaw
|
thau
|
già
|
j
|
y
|
kəjuh
|
kơyuh
|
chú
|
|
i
|
rəmɤːj
|
rơmơơi
|
tai
|
r
|
r
|
rɛh
|
reh
|
lựa chọn
|
|
|
həŋkur
|
hơngkur
|
băng...
|
Bảng 5. Cách ghi phụ âm đơn
|
Âm
|
Chữ
|
Ví dụ
|
IPA
|
Chữ
|
Nghĩa
|
i
|
i
|
sim
|
sim
|
chim
|
e
|
ê
|
ʔem
|
êm
|
bác trai (anh mẹ)
|
eː
|
êê
|
ɓleːk
|
blêêk
|
lươn
|
ɛ
|
e
|
hɛm
|
hem
|
em
|
ɛː
|
ee
|
hrɛːk
|
hreek
|
lễ tra hạt
|
a
|
a
|
ɲaj
|
nhay
|
giận
|
aː
|
aa
|
ŋaːr
|
ngaar
|
đông lạnh
|
ɯ
|
ư
|
cəmkɯn
|
chơmkưn
|
gái
|
ɤ
|
ơ
|
sɤk
|
sơk
|
giặc
|
ɤː
|
ơơ
|
pərcɤːl
|
pơrchơơl
|
vẹt
|
u
|
u
|
kəmul
|
kơmul
|
bạc
|
o
|
ô
|
ləmboʔ
|
lơmbộ
|
bò
|
oː
|
ôô
|
tʰroːŋ
|
thrôông
|
họng, cổ họng
|
ɔ
|
o
|
tənɔh
|
tơnoh
|
mỏ
|
ɔː
|
oo
|
hɔːŋ
|
hoong
|
mương...
|
Bảng 7. Cách ghi nguyên âm đơn
|
Âm
|
Chữ
|
Ví dụ
|
|
|
IPA
|
Chữ
|
Nghĩa
|
iɤ
|
iê, ia
|
həʔiɤr
|
hơ-iar
|
gà
|
|
|
kliɤŋ
|
kliêng
|
quýt
|
ɯɤ
|
ươ, ưa
|
cəmpɯɤŋ
|
chơmpương
|
rơm
|
|
|
pʰrɯɤ
|
phrưa
|
lửa
|
uɤ
|
uô, ua
|
huɤl
|
huôl
|
gấu
|
|
|
səluɤ
|
sơlua
|
vũng...
|
Bảng 8. Cách ghi nguyên âm đôi
|
3. Kết luận
Theo những nguyên tắc chung, phương án chữ viết Khơ Mú được đề xuất có dạng Latin, ghi từng âm (gồm các chữ cái, dấu; cách quy ước ghi từ, phụ âm, nguyên âm và thanh điệu) nhằm đáp ứng yêu cầu ghi được tiếng Khơ Mú ở dạng các từ ngữ và các văn bản.
Ngôn ngữ, chữ viết của của một dân tộc, tự nó đã là thành tố của văn hóa cổ truyền. Trước hết, chữ Khơ Mú dùng để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ Khơ Mú. Nhưng không chỉ vậy, chữ rất có ý nghĩa trong việc làm nên, lưu lại, truyền đi và hành chức trong đời sống xã hội những thành tựu văn hóa (chẳng hạn văn học nghệ thuật, các văn bản truyền thanh truyền
TẠ QUANG TÙNG